+Aa-
    Zalo

    Chiến lược xuất khẩu gạo Việt Nam đến năm 2030: Giảm khối lượng, nâng cao chất lượng

    (ĐS&PL) - Chiến lược xuất khẩu gạo Việt Nam chú trọng vào nâng cao chất lượng, phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam vào năm 2030, giảm khối lượng xuất khẩu xuống còn khoảng 4 triệu tấn với kim ngạch tương đương khoảng 2,62 tỷ USD.

    Báo Tuổi trẻ đưa tin, ngày 26/5, Phó thủ tướng Lê Minh Khái ký quyết định số 583 phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030.

    Trong đó, chiến lược có đặt ra những mục tiêu tổng quát phát triển đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm; phát triển thị trường xuất khẩu mới...

    Gắn thị trường xuất khẩu với sản xuất trong nước theo chuỗi giá trị; tăng cường đưa sản phẩm gạo Việt Nam và các mặt hàng chế biến từ gạo có chất lượng cao, sau đó đưa vào các kênh phân phối trực tiếp.

    chien luoc xuat khau gao viet nam den nam 2030 giam khoi luong nang cao chat luong
    Việt Nam giảm khối lượng xuất khẩu gạo xuống còn khoảng 4 triệu tấn với kim ngạch tương đương khoảng 2,62 tỷ USD đến năm 2030.

    Với mục tiêu cụ thể, chiến lược đặt ra đến năm 2030 gạo Việt nâng cao giá trị nhưng giảm khối lượng xuất khẩu xuống còn khoảng 4 triệu tấn, với kim ngạch tương đương khoảng 2,62 tỷ USD. 

    Vì giảm khối lượng nên nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2023 - 2025 giảm khoảng 2,4% và giai đoạn 2026 - 2030 giảm khoảng 3,6%.

    Chiến lược đặt ra sự chuyển dịch cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu. Trong giai đoạn 2023 - 2025, tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 20%. Trong giai đoạn 2026 - 2030, tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu phải trên 40%.

    Ngoài ra, việc tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối là mục tiêu mà chiến lược chú trọng. Đó là tăng lên khoảng 60%; nâng cao hiệu quả xuất khẩu qua kênh trung gian, nhất là đối với các thị trường không thuận lợi trong vận chuyển và thanh toán.

    Theo báo Công luận, chiến lược cũng đặt mục tiêu, cơ cấu thị trường điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu và xu thế diễn biến thị trường gạo thế giới.

    Đến năm 2025, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 22%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 4%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 3%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 7%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.

    Đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 23%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 5%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 5%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 8%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.

    Chiến lược cũng nêu rõ, để phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, lấy nhu cầu thị hiếu của thị trường để định hướng cho sản xuất, xuất khẩu, các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần triển khai đồng bộ 5 nhóm giải pháp cụ thể: Hoàn thiện thể chế; Giải pháp về nguồn cung gạo; Giải pháp về phía cầu; Giải pháp về hỗ trợ xuất khẩu; Giải pháp về phát triển năng lực khối tư nhân.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chien-luoc-xuat-khau-gao-viet-nam-den-nam-2030-giam-khoi-luong-nang-cao-chat-luong-a576772.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan