+Aa-
    Zalo

    Chết đứng khi vừa mở ví chồng đã bị một cái tát trời giáng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Anh bước ra khỏi phòng tắm, nhìn thấy tôi mở ví đã quát tháo ầm ĩ rồi hộc tốc chạy ra bạt tai tôi một cái như trời giáng.

    (ĐSPL) - Anh bước ra khỏi phòng tắm, nhìn thấy tôi mở ví đã quát tháo ầm ĩ rồi hộc tốc chạy ra bạt tai tôi một cái như trời giáng.

    Tôi hiện là giáo viên hợp đồng của một trường tiểu học ở Hà Nội, thu nhập mỗi tháng chỉ khoảng 2 triệu đồng. Tôi lấy chồng khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Chồng tôi làm kế toán cho một công ty cỡ vừa ở thành phố. Cũng nhờ có quan hệ của anh tôi mới xin được công việc hiện tại. Anh bảo không quan trọng vợ làm được bao nhiêu tiền, chỉ cần tôi có một công việc cho đỡ buồn chán, còn lại tập trung chăm sóc con cái, gia đình. Thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng tôi nhập vào làm một, phần để chi tiêu hàng ngày, phần để tiết kiệm.

    [mecloud]o9VbjpdSX7[/mecloud]

    Lúc đầu việc chi tiêu trong gia đình do tôi quản lý. Hàng tháng anh đưa lại cho tôi một phần tiền lương để chi trả tiền sinh hoạt. Nhưng được khoảng 2 tháng thì anh bắt đầu ngồi “soi” tất cả những thứ tôi chi ra. Cái gì mua về anh cũng chê đắt, lãng phí, không xứng với số tiền bỏ ra. Anh tỏ thái độ không bằng lòng ra mặt khi tiền sinh hoạt hàng tháng luôn trội hơn so với số tiền anh đưa tôi.

    Từ đó, anh giành luôn việc quản lý tiền bạc trong nhà, ngay cả việc đi chợ mua sắm và tất nhiên là cả số tiền lương ít ỏi của tôi. Anh bảo bây giờ kinh tế gia đình chưa vững nên cái gì cũng phải tiết kiệm.

    Cái gì tôi mua về anh cũng chê đắt, lãng phí, không xứng với số tiền bỏ ra.

    Thời gian đầu tôi còn cùng chồng đi chợ. Là đàn ông nhưng anh mặc cả giá thì đến các bà nội trợ cũng phải chào thua. Mua thứ gì anh cũng nâng lên đắt xuống dăm ba lần, cố tìm ra nhược điểm để chê, để đòi hạ giá. Tôi có nhíu áo chồng bảo anh mua đại đi thì anh nói sa sả giữa chợ rằng: “Mình mặc cả thế họ vẫn còn lãi lắm đấy”. Tôi thấy ngại quá, nên lâu dần để anh tự đi mua sắm. Từ chai mắm, lọ muối trong nhà đều qua tay anh kiểm duyệt.

    Còn chuyện tiêu pha cá nhân của tôi, hàng sáng anh đưa cho tôi vài chục ngàn ăn sáng, ăn trưa và đổ xăng xe. Bất kỳ khoản chi tiêu phát sinh nào anh đều ghi sổ rất rõ ràng. Nhiều khi tôi muốn mua gì về làm quà cho bố mẹ nhưng anh cằn nhằn nên tôi đành nhịn ăn để tiết kiệm tiền. Thậm chí mỗi lần tôi đến tháng cũng phải ngửa tay xin tiền chồng để mua thứ đó. Chuyện anh cằn nhằn vì tôi “tiêu hoang” trở thành cơm bữa trong gia đình.

    Nói chung nhờ cái tính hà tiện của chồng mà dần dần chúng tôi sắm sửa được nhiều đồ dùng trong nhà. Nhưng các mối quan hệ ngoài xã hội thì giảm đi trông thấy vì tư tưởng của anh là chúng chỉ gây tốn kém, kiểu như dăm bữa đến chơi lại phải quà cáp, ăn uống mất tiền. Nhà nào có đám hiếu hỉ, bất đắc dĩ phải đi thì anh gửi tiền nhờ người khác đưa giùm vì không đi thì khoản phong bì cũng nhẹ hơn. Hồi trước khi lấy chồng, tôi còn có bạn bè chứ từ ngày kết hôn gần như tôi không còn biết đến khái niệm này nữa.

    Nói chung sống với một ông chồng kẹo kéo như vậy nhiều khi tôi rất mệt mỏi. Góp ý với anh không được, tôi đành lặng thinh. Nhiều người biết rõ về chồng tôi chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Nhiều lần tôi cũng nói thẳng với anh là để tôi quản lý chuyện tiền bạc trong nhà nhưng anh gạt đi.

    Cũng chỉ vì tính xấu đó của anh mà có lần chúng tôi cãi nhau một trận to. Đó là khi con ốm, chỉ vì tiếc tiền mà anh không cho con đi bệnh viện mà đòi… tự chữa trị ở nhà. Đến mức con bệnh nặng quá không khỏi, tôi phải ôm con tức tốc chạy đến bệnh viện, trong túi không có một xu. Bí quá tôi phải mang chiếc xe máy đi cầm cố tạm để có tiền. Khi về nhà, chưa kịp để ý con ốm đau ra sao thì anh đã lớn tiếng quát mắng tôi về chuyện mang xe đến hiệu cầm đồ.

    Tôi không thể chịu đựng nổi cái tính hà tiện ấy của chồng nữa.

    Suốt mấy tháng liền sau đó, anh không ngừng rên rỉ bên tai tôi về số tiền anh phải mang đến chuộc lại chiếc xe. Quá bức xúc, tôi đã chiến tranh lạnh với anh. Cho đến khi anh xuống nước làm hòa thì không khí gia đình tôi mới bớt căng thẳng.

    Nhiều lần tôi nghĩ, mình cũng là người kiếm ra tiền, dù ít ỏi nhưng cũng không đến mức ăn bám chồng. Tôi có dự định lập “quỹ đen” để phòng thân và phòng trường hợp bất trắc xảy ra. Thế nhưng tôi chưa kịp thực hiện thì bị anh phát hiện ra. Anh trách tôi không biết tôn trọng chồng. Suốt 1 tuần liền anh ôm gối sang ngủ với con, bỏ mặc tôi trong phòng.

    Mới đây có một chuyện xảy ra khiến tôi cảm thấy vô cùng thất vọng về chồng. Hôm đó anh đang tắm, tôi thu quần áo bẩn để đem giặt. Đúng lúc ấy ví tiền của chồng rơi ra, tôi nhặt lên xem. Anh bước ra khỏi phòng tắm, nhìn thấy tôi mở ví đã quát tháo ầm ĩ rồi hộc tốc chạy ra bạt tai tôi một cái như trời giáng. Rồi anh giật lấy ví, kiểm tra xem có thiếu đồng nào không.

    [mecloud]lc0uVVBLuj[/mecloud]

    Tôi chết đứng vì phản ứng của chồng. Bỗng dưng tôi cảm thấy mình không có chút giá trị nào với chồng. Không ngờ dù là vợ chồng với nhau nhưng anh giấu giếm tiền bạc và coi vợ không khác gì kẻ trộm. Chẳng lẽ vì mấy đồng bạc mà anh coi thường nhân cách của vợ đến thế sao?

    Tôi bức xúc quá, ôm quần áo về nhà mẹ đẻ, đến nay đã được 3 ngày. Nhưng mặc kệ tôi giận dỗi, anh vẫn không đoái hoài gì. Tôi không thể chịu đựng nổi cái tính hà tiện ấy của chồng nữa. Tôi có nên ly hôn không?

    PHƯƠNG ANH

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chet-dung-khi-vua-mo-vi-chong-da-bi-mot-cai-tat-troi-giang-a95556.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.