+Aa-
    Zalo

    Châu Á không theo đuôi Mỹ-EU trừng phạt Nga

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Không cường quốc Châu Á nào ngỏ ý tham gia mặt trận chống Nga đang được thành lập một cách vội vã dưới lá cờ của Mỹ và EU.

    (ĐSPL) - Không cường quốc Châu Á nào ngỏ ý tham gia mặt trận chống Nga đang được thành lập một cách vội vã dưới lá cờ của Mỹ và EU.
    Theo đài Tiếng nói nước Nga, cuối tuần qua, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã nêu ra thực tế trên. Nói về quan hệ của Nga với các cường quốc Châu Á, ông Lavrov tuyên bố: "Ở phương Đông, chúng tôi không cầu xin các đối tác kinh tế và chiến lược của chúng tôi phải thể hiện sự đoàn kết với Nga. Họ không có ý định bị dẫn dắt bởi các nhân vật chính trị chủ trương áp đặt lệnh trừng phạt. Và sự tương tác của chúng tôi với các nước châu Á sẽ tiếp tục phát triển".
    Châu Á không theo đuôi Mỹ-EU trừng phạt Nga

    Châu Á không theo đuôi Mỹ-EU trừng phạt Nga

    Có thể dẫn ra nhiều thí dụ chứng tỏ điều đó. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ tiếp tục đối thoại với Nga. Có nghĩa là, dù Tokyo và Moscow chưa ký kết hiệp ước hòa bình và chưa giải quyết vấn đề lãnh thổ, nhưng Tokyo vẫn không muốn tham gia chiến dịch “kiềm chế Nga” của phương Tây.
    Đến nay, từ Bắc Kinh cũng không ủng hộ các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Nga. Bình luận viên của đài Tiếng nói nước Nga Sergey Tomin nhận định: “Trước hết phải nói rằng, Trung Quốc đánh giá cao sự hợp tác chính trị, quân sự - kỹ thuật, thương mại và kinh tế với Nga. Thứ hai, với tư cách thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc hiểu rõ rằng chỉ có các biện pháp trừng phạt quốc tế do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua có thể được coi là hợp pháp. Thứ ba, phía Trung Quốc nhận thức được rằng, cuộc khủng hoảng Ukraine phức tạp hơn nhiều so với cách diễn đạt của các đối tác phương Tây. Và Bắc Kinh không có ý định hành động thiếu cân nhắc như Mỹ và các đối tác ở phương Tây thường mắc phải”.
    Ấn Độ cũng không chấp nhận chính sách răn đe Nga theo kiểu Chiến tranh lạnh. Các phương tiện truyền thông Ấn Độ trích dẫn nguồn tin chính phủ cho biết rằng New Delhi sẽ không ủng hộ các biện pháp của phương Tây gây áp lực lên Nga bởi vì Ấn Độ về nguyên tắc không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt. Mới đây, Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Shivshankar Menon đã nhắc nhở rằng Nga có lợi ích hợp pháp tại Ukraine.
    Ấn Độ không chấp nhận các biện pháp trừng phạt như một thứ công cụ trong quan hệ quốc tế và đó là thái độ hợp lý. Trong mấy thập kỷ qua, bản thân Ấn Độ đã trải qua tình hình tương tự, khi có âm mưu tước quyền của nước này phát triển độc lập và thông qua những quyết định quan trọng. Chính quyền Clinton đã áp dụng các biện pháp trừng phạt Ấn Độ, sau khi New Delhi thử nghiệm hạt nhân trong năm 1998. Trong số các biện pháp trừng phạt có lệnh cấm cung cấp viện trợ kinh tế Mỹ và bán công nghệ "lưỡng dụng" có thể được sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự. Tuy nhiên, chính sách này đã không mang lại kết quả mong muốn: Ấn Độ đã đứng vững trước áp lực và không từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.
    Chuyên viên Sergey Tomin nói: “Lịch sử sẽ phán xét lẽ phải thuộc về ai: Washington hay New Delhi? Chắc là, trong thế kỷ 21 Mỹ buộc phải thừa nhận rằng, các biện pháp trừng phạt đều là vô ích. Hơn nữa, khi bãi bỏ các biện pháp trừng phạt của người tiền nhiệm, Tổng thống Bush đã giải thích rằng, cần phải giảm nhẹ lệnh trừng phạt vì điều đó phục vụ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Dù trước đó, Mỹ đã quả quyết rằng, nên gây áp lực lên Ấn Độ bởi vì lệnh trừng phạt phục vụ lợi ích an ninh của Mỹ và toàn thế giới”.
    Trừng phạt quốc tế vẫn là một trong nhiều biện pháp của cộng đồng thế giới. Tuy nhiên, để thông qua biện pháp trừng phạt nên có sự đồng thuận và hành động thống nhất của tất cả các quốc gia có trọng trách trên thế giới. Ở đây nói về các biện pháp trừng phạt toàn diện, bắt buộc được thực hiện dưới sự giám sát của các cơ quan quốc tế và cơ quan quốc gia có thẩm quyền. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây rõ ràng không đáp ứng các tiêu chí đó. Không phải ngẫu nhiên mà Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và phần còn lại của Châu Á không tham gia “chiến dịch trừng phạt dưới lá cờ Mỹ-EU” này.
    Văn Linh
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chau-a-khong-theo-duoi-my-eu-trung-phat-nga-a26846.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Sáp nhập vào Nga: Crimea mất gì?

    Sáp nhập vào Nga: Crimea mất gì?

    (ĐSPL) – Sau niềm vui vì được trở về với đất mẹ Nga, người dân Crimea sẽ phải đối diện với những thách thức lớn đang ở phía trước.