+Aa-
    Zalo

    Chất cực độc trong mía bị rượu: Ăn vào có thể tử vong

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhiều người vẫn cho rằng mía để lâu bị rượu (xuất hiện những đốm màu đỏ ở giữa thân) sẽ ăn thơm ngọt hơn bình thường mà không biết tác hại khôn lường của nó.

    Nhiều người vẫn cho rằng mía để lâu bị rượu (xuất hiện những đốm màu đỏ ở giữa thân) sẽ ăn thơm ngọt hơn bình thường mà không biết tác hại khôn lường của nó.

    Vào mùa này, nhiệt độ thời tiết bắt đầu tăng, độ ẩm không khí cũng cao hơn mùa đông và cũng là là thời kì các loại nấm độc ở cây mía phát triển nhiều nhất.

    Nấm mốc kí sinh khiến thân mía có màu đỏ, ngửi có mùi rượu, vị chua nhạt.

    Lượng đường trong cây mía khá cao. Nếu để trong một thời gian dài, dưới điều kiện nhiệt độ tăng cao, mía rất dễ sản sinh nấm mốc. Đó chính là những “chấm đỏ” trong thân mía có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà dân gian thường gọi là "mía rượu".

    Thật ra, đó làm một loại nấm này có tên là “nấm độc Arthrinium”, chuyên sản sinh một loại độc tố thần kinh có tên “Axit 3-nitropropionic”, loại độc tố này chủ yếu gây tổn thương tới hệ thống thần kinh trung ương. Chỉ cần ăn phải chưa đến 0,5g chất này đã đủ gây ra hiện tượng ngộ độc ở người.

    Tháng 2 và tháng 4 hàng năm là thời kỳ loại nấm độc này ở cây mía sinh sôi nhiều nhất. Sau khi ăn phải cây mía bị nhiễm độc khoảng từ 2-8 giờ, người bệnh sẽ có các biểu hiện ban đầu là nôn mửa, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn thị giác, và sau đó co giật kịch phát, chân tay co cứng, cơ mặt co rút, đại tiểu tiện không thể tự chủ được. Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ bị hôn mê, suy hô hấp, thậm chí là tử vong.

    Cần tránh xa mía rượu để tránh bị ngộ độc, mà dù không bị thì cũng chẳng tốt lành gì khi ăn vào người nấm mốc cả.

    Nếu không được kịp thời cứu chữa, độc tố sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến khó thở mà tử vong. Nếu còn sống thì cũng để lại di chứng như liệt toàn thân. Đáng sợ là tỷ lệ tử vong và di chứng khi bị trúng độc này lên tới 50%.

    Trên thực tế, tùy theo cơ địa mỗi người, sự mẫn cảm di ứng... có một số người sau khi ăn phải mía rượu không bị trúng độc hoặc chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ, không bị hoa mắt.

    Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên đề cao cảnh giác "lo trước khỏi họa". Một khi phát hiện cây mía có những đốm đỏ, bạn nên bỏ đi ngay lập tức. Khi ăn mía, chúng ta nên quan sát, chọn lựa kỹ càng để tránh trúng độc.

    Mía rượu cũng có thể đầu độc bạn thông qua việc uống nước mía ép, nên khi mua nước mía, cần kiểm tra cây mía cẩn thận cho an toàn.

    Minh Minh(Theo Sohu)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chat-cuc-doc-trong-mia-bi-ruou-an-vao-co-the-tu-vong-a224834.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan