+Aa-
    Zalo

    Chạnh lòng cậu bé yếu não bán hạc giấy bươn chải kiếm sống

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Gần đây, trên các diễn đàn xôn xao chia sẻ hình ảnh cậu bé gầy gò với đôi mắt sáng, trên miệng luôn nhoẻn nụ cười tươi bán hạc giấy chứ nhất quyết không xin tiền.

    Những ngày gần đây, trên các diễn đàn, fanpage xôn xao chia sẻ hình ảnh cậu bé gầy gò với đôi mắt sáng, trên miệng luôn nhoẻn nụ cười tươi bán hạc giấy chứ nhất quyết không xin tiền ở ngã tư Hàng xanh, Điện Biên Phủ.

    Cậu bé ấy tên thật là Nguyễn Minh Tâm nhưng mọi người vẫn hay gọi là Tũn. Gia đình em sống chen chúc trong căn nhà cấp bốn chật hẹp với nhiều thế hệ. Ba thường chạy xe ôm trên tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, mẹ em thì nghề nghiệp khá bấp bênh, ai kêu gì làm nấy nhằm kiếm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình. Nhà em tất thảy đến bảy nhân khẩu, sau Tũn còn hai cô em gái sinh đôi đang học cấp 1. Chị Yến, mẹ Tũn cho biết đến năm 45 tuổi chị mới sinh em, Tũn phải nằm trong phòng kính gần 1 tháng mới được về nhà trong tình trạng yếu não, chậm phát triển. Mặc dù đã 11 tuổi nhưng Tũn vần gầy gò, phát âm không rõ, em nói chuyện cũng rất khó khăn, phải rặn từng chữ và phải chăm chú lắm thì người đối diện mới hiểu Tũn nói gì.

    Hình ảnh được cư dân mạng chia sẻ trong thời gian qua. Ảnh: CTĐTĐT.

    Những hình ảnh bán hạc mà mọi người truyền tay nhau suốt thời gian qua là những ngày hiếm hoi đi bán của Tũn. Mẹ Tũn cho biết, một tháng em chỉ đi bán khoảng vài ngày bởi dĩ số hạc giấy mà Tũn đi bán là do gấp thủ công nên không có nhiều để bán. Còn công việc hằng ngày của Tũn là sáng lại đi lượm ve chai rồi tối thì cùng với người dì năm nay đã hơn 60 tuổi không gia đình, con cái đi bán vé số ở gần cây xăng trên đường Điện Biên Phủ.


    Không ai nghĩ hạc giấy cũng có thể là món hàng để bán, bởi lẽ, nó chẳng có công dụng gì với người mua. Số hạc mà Tũn có để bán là nhờ vào một sư cô tu tại gia mà những người sống xung quanh hẻm nhà em hay gọi là Cô Ba. Bà năm nay đã ngoài 70 tuổi tên là Ngọc Lệ, bà chia sẻ vào những lúc rảnh rỗi thì gấp hạt giấy cho đỡ buồn, rồi sau đó cho những đứa trẻ hàng xóm như một món quà để chơi, trong đó có cả Tũn. Nhưng việc Tũn đem hạc giấy đi bán cũng khiến bà bất ngờ về sự nhanh nhạy và ý chí kiếm tiền của cậu bé nên những lần sau, bà cứ xếp hạc rồi cho Tũn. Ngoài số hạc mà bà Lệ gấp cho thì chị Yến cùng hai cô em gái cũng phụ giúp gấp hạc, xếp sao cho anh trai. Còn Tũn dù tay khá yếu nhưng cũng cố gắng góp sức.

    Những con hạc giấy, ngôi sao ai cho thì Tũn để dành rồi nhờ mẹ cho vào bọc để em đem đi bán.
    Vào những lúc rảnh rỗi thì cô Ba lại xếp hạc giấy và cho Tũn.
    Vào những khi rảnh rỗi thì chị Yến cùng em gái của Tũn cũng phụ giúp gấp hạc cho em để dành.
    Tay của em khá yếu không thể gấp được sao hay hạc giấy nên chỉ có thể phụ được mẹ công đoạn cắt bông.
    Số bông giấy này sẽ được chị Yến giúp Tũn cho vào bọc để đem bán cho ai muốn mua.

    Với 5000 nghìn đồng một bịch hạc giấy, em chỉ bán chứ không xin tiền. Với tính khẳng khái ấy mà mọi người thường rất quý Tũn. Những ngừời dừng mua hạt giấy thường ủng hộ ý chí và thương cho hoàn cảnh của em là chính.Với số tiền bán được sau mỗi chuyến đi bán ấy thì Tũn đều đem về đưa hết cho mẹ để phụ gia đình trang trải tiền thuốc men. Chị Yến cho biết do em chưa có thẻ bảo hiểm y tế nên chi phí khám chữa bệnh khá tốn kém. 

    Việc sinh hoạt hằng ngày của Tũn nhờ vào sự giúp sức của mẹ bởi em chưa thể tự lo cho mình. Mỗi buổi ăn của em là cơm với muối ớt, đây cũng là món khoái khẩu của em. Tũn không thể ăn đồ quá cứng, uống thuốc thì phải nghiền nát.
    Với những khiếm khuyết của mình, Tũn cũng không có bạn đồng trang lứa để chơi chung. Em chỉ lủi thủi chơi một mình hay lại đạp xe quanh quẩn trong những đoạn đường gần phường 21, quận Bình Thạnh. Nếu đi xa thì sẽ không biết đường về nhà.


    Mỗi tháng thường Tũn chỉ bán hạc giấy vài ngày trên gần Cầu Sơn. Với hình ảnh cậu bé gầy gò với đôi mắt sáng, trên miệng luôn nhoẻn nụ cười tươi bán hạc giấy chứ nhất quyết không xin tiền khiến cho những ai đi qua cũng ghé lại mua ủng hộ. Bởi họ quý mến và cảm thương cho ý chí của một câu bé nhỏ nhắn dù phải chịu nhiều bất hạnh nhưng lại có nghị lực sống vô cùng mạnh mẽ.

    Theo trang Thông tin giới trẻ Yeah/ Báo Bình Dương

    Xem thêm video cô gái có cột sống vẹo như chữ S

    [mecloud]aJqT4kqjUq[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chanh-long-cau-be-yeu-nao-ban-hac-giay-buon-chai-kiem-song-a99373.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.