+Aa-
    Zalo

    Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt để giảm bớt khó chịu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trẻ bị sốt là khi thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể) của trẻ tăng hơn 37,5 độ do nhiều nguyên nhân gây ra và rất thường gặp trong cuộc sống.

    Trẻ bị sốt là khi thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể) của trẻ tăng hơn 37,5 độ do nhiều nguyên nhân gây ra và rất thường gặp trong cuộc sống. Vì vậy, cha mẹ đừng quá lo lắng, cần bình tĩnh để biết mình cần làm gì khi trẻ bị sốt để giúp trẻ giảm bớt khó chịu và bệnh chóng khỏi.

    1. Để biết cần làm gì khi trẻ bị sốt phải dựa vào phân độ và nguyên nhân sốt của trẻ

    Phân độ sốt ở trẻ

    Dựa vào nhiệt độ đo được ở nách của trẻ có:

    • – Từ 37.5 độ trở lên được coi là sốt.
    • – Sốt nhẹ: Từ 37.5 – 38 độ.
    • – Sốt vừa: Từ 38 – 39 độ.
    • – Sốt cao: Trên 39 độ.  

    Với nhiệt độ đo được ở hậu môn của trẻ thì từ 38 độ trở nên được coi là sốt

    Nguyên nhân gây sốt ở trẻ

    Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với các bệnh nhiễm khuẩn, hoặc do bị nóng lạnh đột ngột hoặc những biến đổi về chuyển hóa bên trong cơ thể. Khi đó, sốt chính là triệu chứng của một số bệnh lý bé mắc phải.

    • Trẻ bị sốt do nhiễm trùng:

    Phần lớn trẻ bị sốt là do nhiễm trùng hoặc một căn bệnh nào đó gây ra. Sốt có nhiệm vụ giúp cho cơ thể chiến đấu với sự nhiễm trùng bằng cách kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.

    • Trẻ bị sốt do tiêm chủng:

    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng.

    • Trẻ bị sốt do mặc quá nhiều quần áo:

    Trẻ nhỏ, đặc biệt là sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng. Nguyên nhân là do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.

    •  Trẻ bị sốt do mọc răng:

    Khi mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 37,8 độ C thì đó không phải là do mọc răng.

    • Một số bệnh khiến trẻ bị sốt:

    Có thể sốt là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết…. Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, li bì, vật vã hay hôn mê, gọi hỏi không biết… có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời

    2. Mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt?

    Khi trẻ bị sốt, mẹ cần đo nhiệt độ cho trẻ, theo dõi phát hiện các triệu chứng khác của trẻ như mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn, rét run hoặc nóng ran, vã mồ hôi, co giật, kích thích vật vã hoặc li bì, ngủ lơ mơ …. Từ đó sẽ cân nhắc xem cần làm gì khi trẻ bị sốt như vậy. Tùy từng mức độ sốt mà có những cách xử trí khác nhau:

    – Khi bé bị sốt nhẹ (37,5 – 38 độ):

    – Mẹ cần thay quần áo thoáng mát cho trẻ hoặc nới lỏng rộng rãi.

    – Mẹ cũng cần lưu ý theo dõi thân nhiệt của trẻ 4 giờ 1 lần.

    – Và đừng quên cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước.

    – Lúc này chưa cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt

    – Khi bé bị sốt vừa (38 – 39 độ)

    – Cởi bớt quần áo, cho bé mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.

    – Cho bé nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt độ trong phòng. Có thể nằm điều hòa với nhiệt độ khoảng 26 – 27 độ C.

    – Cho trẻ uống nhiều nước: vì khi sốt trẻ hay bị vã mồ hôi dẫn đến mất nước, điện giải. Có thể dùng dung dịch Osezol thay nước.

    – Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất Paracetamol. Hiện nay, có nhiều thuốc hạ sốt được đặc chế dạng siro để bé dễ uống và hấp thu. Hoặc mẹ cho trẻ dùng dạng uống hay đặt hậu môn nếu trẻ nôn nhiều. Tốt nhất cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    – Lau người cho bé bằng nước ấm: Pha nước ấm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2-3 độ, sau đó lau, chườm vào cáo vị trí như trán, nách, bẹn, tay, chân. Tránh lau vào bụng và lưng dễ gây đau bụng và viêm phổi cho trẻ. Động tác lau người phải nhẹ nhàng, mềm mại.

    – Khi bé bị sốt cao hay sốt rất cao – trên 39oC:

    – Sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế.

    – Khi trẻ bị sốt, nước và muối bị mất thông qua việc toát mồ hôi của trẻ. Năng lượng và các Vitamin tan trong nước cũng bị hao hụt.

    Mẹ hãy bù đắp lại cho trẻ bằng cách cho uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây giàu chất dinh dưỡng, hay uống các loại thuốc bổ đa sinh tố, trong đó cần nhất là Vitamin C và Vitamin nhóm B.

    – Trong thời gian sốt, trẻ thường bỏ ăn. Mẹ nên cố gắng cho trẻ bú và ăn nhiều lần trong ngày để tránh mất nước và sụt cân.

    Lưu ý, khi trẻ sốt mẹ cần giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh trẻ để tránh các bệnh cơ hội và bội nhiễm các loại vi khuẩn khác. Trên đây là một vài việc mẹ cần làm khi trẻ bị sốt để giúp trẻ thoải mái hơn, dễ chịu hơn và tăng cường sức khỏe để chống lại cơn sốt.

    Tuấn Anh
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cha-me-can-lam-gi-khi-tre-bi-sot-de-giam-bot-kho-chiu-a263969.html
    Mẹ nên làm gì khi trẻ sốt?

    Mẹ nên làm gì khi trẻ sốt?

    Sốt đơn thuần là phản ứng của cơ thể đối với một nhiễm trùng cơ bản. Sốt không phải là bệnh, đây là điều chắc chắn, thậm chí sốt còn là dấu hiệu tích cực của cơ thể.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Mẹ nên làm gì khi trẻ sốt?

    Mẹ nên làm gì khi trẻ sốt?

    Sốt đơn thuần là phản ứng của cơ thể đối với một nhiễm trùng cơ bản. Sốt không phải là bệnh, đây là điều chắc chắn, thậm chí sốt còn là dấu hiệu tích cực của cơ thể.