+Aa-
    Zalo

    Cây "tỷ đô" ở Ba Vì cho quả phập phù

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tại khu vực đồi trồng thử nghiệm ở Ba Vì, tỉ lệ ra hoa đậu quả của mắc ca rất thất thường, có năm rất sai quả nhưng có năm lại có tới 40-50\% số cây không ra hoa.

    (ĐSPL) - Tại khu vực đồi trồng thử nghiệm ở Ba Vì, tỉ lệ ra hoa đậu quả của mắc ca rất thất thường, có năm rất sai quả nhưng có năm lại có tới 40-50\% số cây không ra hoa.

    Vườn mắc ca cho quả phập phù.

    Gần 10ha mắc ca với hàng chục giống khác nhau đã được trồng thử nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đóng tại xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội.

    Theo tin tức trên báo Nông nghiệp Việt Nam, sau hơn 20 năm trồng thử nghiệm, hiện trung tâm có 6 cây mắc ca 20 năm tuổi, được trồng đầu tiên tại Việt Nam ở vườn thực nghiệm của Trung tâm vào năm 1994.

    Theo các cán bộ tại Trung tâm, năm nào 6 cây mắc ca này cũng ra hoa, nhưng khả năng đậu quả thế nào còn phụ thuộc vào thời tiết. Ước tính năm được mùa, mỗi cây mắc ca trồng năm 1994 ở đây năm sai quả có thể cho hơn 20 kg quả khô.

    Từ đó đến nay, vườn mắc ca được mở rộng diện tích với hơn 10ha nhưng ra quả thất thường, phập phù.

    Video tham khảo:

    Video: Phát hiện "cây tỷ đô" cổ thụ lớn và lâu đời nhất Việt Nam

    Cụ thể, theo kết quả đánh giá của nhóm tập thể tác giả Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, một số giống cho năng suất khá cao, từ 7,5 đến 8,5 kg hạt/cây. Tuy nhiên, một số giống chỉ cho năng suất từ 2,4 đến 3,5 kg hạt/cây, gần như không cho giá trị kinh tế.

    Năm 2007, trung tâm tiếp tục trồng thêm 2 ha trên khu vực đồi, tuy nhiên đến nay gần như toàn bộ diện tích mắc ca này hoặc cho quả không đáng kể hoặc hoàn toàn không ra hoa đậu quả.

    Ông Đức, một người dân sống tại thôn Phú Phong (xã Cẩm Lĩnh) cho biết: Tại khu vực đồi trồng thử nghiệm, tỉ lệ ra hoa đậu quả của mắc ca rất thất thường, có năm rất sai quả nhưng có năm lại có tới 40-50\% số cây không ra hoa. “Khi quả mắc ca chín rụng xuống, chuột rất thích ăn. Vỏ quả cứng như thế nhưng chúng khoét một lỗ thủng nhỏ xuyên vỏ rất tài tình để ăn nhân bên trong. Nếu trồng mắc ca mà không trừ được chuột thì chỉ làm mồi ngon cho chúng”, ông Đức nói.

    Được biết, nhiều nông dân ở Lâm Đồng cũng đang rơi tình trạng khốn đốn, không biết nên chặt bỏ mắc ca để trồng cây khác hay không, bởi cây đã trồng tới 5-7 năm dù tươi tốt nhưng chỉ lác đác có vài quả.

    Ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo trên báo Lao động, hiện cây mắc ca mới chỉ trồng ở dạng thử nghiệm, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại nhiều khu vực trong tỉnh không phù hợp với loại cây này, nên cân nhắc kỹ, tránh đầu tư ồ ạt để rồi gánh lấy hậu quả về sau.

    Hiện nay giống mắc ca hầu hết đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không ít nhà vườn lai ghép những loại cây kém chất lượng, người dân rất khó nhận biết.

    Chuyên gia Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cũng khuyến nghị rất thận trọng là cần phải được đánh giá kỹ trước khi phổ biến rộng rãi ra sản xuất, đặc biệt là công tác chọn giống và quy hoạch vùng trồng cho cây mắc ca.

    Cây mắc ca (Macadamia) là loại cây thân gỗ, có xuất xứ từ nước Úc, Tại Việt Nam, cây mắc ca được đưa về trồng khảo nghiệm từ những năm 2000.

    Mắc ca trồng một lần cho thu hoạch từ 50 đến 60 năm, bắt đầu sau 5 năm trồng thì cây cho thu hoạch.

    Hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn tươi hoặc chế biến thành nhiều sản phẩm như bánh kẹo, dầu ăn, mỹ phẩm. Hạt mắc ca có hàm lượng chất béo chưa bão hòa đơn cao nhất trong số các loại hạt đã biết, chứa khoảng 22\% axit béo omega-7 là axit palmitoleic, có các tác động sinh học tương tự như một chất béo chưa bão hòa đơn.

    Cây cũng chứa 9\% protein, 9\% cacbohydrat và 2\% sơ dinh dưỡng, cũng như canxi, photpho, kali, natri, selen, sắt, thiamin, riboflavin vàniacin.

    Hiện nay, nhu cầu sử dụng hạt mắc ca trên thế giới rất lớn và giá thành của loại sản phẩm này khá đắt.

    Khu vực Tây Nguyên được đánh giá là có điều kiện sinh thái phù hợp để mắc ca sinh trưởng và cho thu hoạch.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cay-ty-do-o-ba-vi-cho-qua-phap-phu-a86944.html
    Mắc-ca có dễ dàng thành cây tỉ đô ?

    Mắc-ca có dễ dàng thành cây tỉ đô ?

    Trong bối cảnh hàng loạt nông sản của VN rớt giá, cái tên mắc-ca gần đây được nhắc đến nhiều hơn như một loại cây trồng có lợi nhuận cao và có thể mang về hàng tỉ USD

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Mắc-ca có dễ dàng thành cây tỉ đô ?

    Mắc-ca có dễ dàng thành cây tỉ đô ?

    Trong bối cảnh hàng loạt nông sản của VN rớt giá, cái tên mắc-ca gần đây được nhắc đến nhiều hơn như một loại cây trồng có lợi nhuận cao và có thể mang về hàng tỉ USD