+Aa-
    Zalo

    Vì sao cây mắc ca được gọi là cây tỷ đô ở Việt Nam?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Mắc ca được đánh giá là cây có trị trị kinh tế cao, theo tính toán với sản lượng trung bình 4 tấn/ha, mỗi năm trừ chi phí thì mỗi ha có thể thu lãi 100 triệu

    (ĐSPL) - Mắc ca được đánh giá là cây có trị trị kinh tế cao, theo tính toán với sản lượng trung bình 4 tấn/ha, mỗi năm trừ chi phí thì mỗi ha có thể thu lãi 100 triệu đồng.

    Cây mắc ca.

    Cây mắc ca (Macadamia) là loại cây thân gỗ, có xuất xứ từ nước Úc, Tại Việt Nam, cây mắc ca được đưa về trồng khảo nghiệm từ những năm 2000. 

    Mắc ca trồng một lần cho thu hoạch từ 50 đến 60 năm, bắt đầu sau 5 năm trồng thì cây cho thu hoạch.

    Hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn tươi hoặc chế biến thành nhiều sản phẩm như bánh kẹo, dầu ăn, mỹ phẩm. Hạt mắc ca có hàm lượng chất béo chưa bão hòa đơn cao nhất trong số các loại hạt đã biết, chứa khoảng 22\% axit béo omega-7 là axit palmitoleic, có các tác động sinh học tương tự như một chất béo chưa bão hòa đơn.

    Cây cũng chứa 9\% protein, 9\% cacbohydrat và 2\% sơ dinh dưỡng, cũng như canxi, photpho, kali, natri, selen, sắt, thiamin, riboflavin vàniacin.

    Hiện nay, nhu cầu sử dụng hạt mắc ca trên thế giới rất lớn và giá thành của loại sản phẩm này khá đắt. Theo tính toán của các nhà khoa học, trồng mắc ca có thể đem lại lợi nhuận cao gấp 2 lần so với trồng chè, gấp 3 lần so với cây cà phê.

    Khu vực Tây Nguyên được đánh giá là có điều kiện sinh thái phù hợp để mắc ca sinh trưởng và cho thu hoạch.

    Tại hội thảo nghiên cứu “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên”, ông Martin Novak, một chuyên gia trong ngành mắc ca đến từ Australia khẳng định giá trị kinh tế cao của cây mắc ca. Trong khi đó, cây mắc ca phải trồng trên loại đất tốt nên rất nhiều nước không thể trồng được loại cây này.

    Ông đánh giá, Tây Nguyên có thuận lợi là mắc ca có thể trồng xen vào các loại cây công nghiệp khác. Hơn nữa, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng ở Việt Nam rất thuận lợi nên có thể nâng cao được sản lượng. Ông tính toán với sản lượng trung bình 4 tấn/ha, mỗi năm trừ chi phí thì mỗi ha có thể thu lãi 100 triệu đồng.

    Chuyên gia sinh học, Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư ký Hội Các ngành sinh học Việt Nam tỏ ra rất tin tưởng về giá trị kinh tế của cây mắc ca. Giáo sư Nguyễn Lân Hùng cho biết, hạt mắc ca là loại quả khô ngon nhất thế giới. Nó ngon hơn cả hạt điều, hạt hạnh nhân và hạt hạch đào. Dầu và hạt mắc ca còn được sử dụng làm thực phẩm rất bổ dưỡng và  được ưa chuộng.

    Giáo sư Nguyễn Lân Hùng cho rằng nên chăng cần phải có một cuộc cách mạng cho Tây Nguyên và khẳng định chỉ cần mỗi hộ nông dân có 50 cây mắc ca thì cả Tây Nguyên sẽ được xóa đói giảm nghèo. Cây mắc ca sẽ là thế mạnh, đòn bẩy giúp Tây Nguyên xóa đói giảm nghèo bền vững .

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-cay-mac-ca-duoc-goi-la-cay-ty-do-o-viet-nam-a83001.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Mắc-ca có dễ dàng thành cây tỉ đô ?

    Mắc-ca có dễ dàng thành cây tỉ đô ?

    Trong bối cảnh hàng loạt nông sản của VN rớt giá, cái tên mắc-ca gần đây được nhắc đến nhiều hơn như một loại cây trồng có lợi nhuận cao và có thể mang về hàng tỉ USD