+Aa-
    Zalo

    Câu chuyện kinh doanh Nhật Bản: Doanh nghiệp biết ơn khách hàng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Coi khách hàng là trung tâm, tỏ lòng biết ơn và kính trọng họ là một trong những luật bất thành văn của doanh nghiệp Nhật khiến thế giới phải ngả mũ kính phục.

    Coi khách hàng là trung tâm, tỏ lòng biết ơn và kính trọng họ là một trong những luật bất thành văn của doanh nghiệp Nhật khiến thế giới phải ngả mũ kính phục.

    Giáo sư Philip Sugai người Mỹ hiện đang làm việc tại trung tâm nghiên cứu Nhật bản thuộc thành phố Kyoto của Nhật, tốt nghiệp tiến sỹ từ đại học Waseda danh tiếng của Nhật và từng giảng dậy nhiều năm tại trường kinh doanh nổi tiếng Doshisha ở Kyoto đã kể một câu chuyện khiến nhiều ngườ thán phục về cách kinh doanh của người Nhật.

    Giáo sư Sugai kể lại câu chuyện ở một bưu điện địa phương mà ông cứ nhớ mãi và ấn tượng như sau: “Tuần trước, tôi đến bưu điện ở gần nhà để mua vài cái phong bì gửi thư ra nước ngoài, thế nhưng vì lúc đó quá vội nên tôi đã không lấy tiền trả lại (38 yên, tức khoảng chưa đến 8 nghìn đồng Việt Nam). Buổi tối hôm đó, có một nhân viên bưu điện gọi đến nhà tôi và nói cho tôi biết rằng tôi đã quên tiền ở bưu điện và họ sẽ giữ cho tôi cho đến khi nào tôi quay trở lại để lấy nó.”, Trí thức trẻ đăng tải.

    Ông vô cùng ngạc nhiên về điều này. Thậm chí, khi đến bưu điện, giáo sư không khỏi ngạc nhiên khi thấy nhân viên bưu điện đã để tiền của ông vào một chiếc phong bì, họ cúi gập người xin lỗi tôi vì đã làm tôi phải quay lại, họ xin lỗi vì đã làm phiên tôi khi gọi điện vào số máy nhà riêng mà không báo trước. Giáo sư kể lại: “Khi nhận chiếc phong bì từ người nhân viên bưu điện, tôi không nói được lời nào. Đến tận khi về nhà, tôi cứ bần thần mãi. Thực sự không có thể dùng lời nào để chê trách được dịch vụ của người Nhật nữa. Tất cả số tiền chỉ có 38 yên thôi mà.”

    Ở Nhật, những câu chuyện tương tự không phải là hiếm. Một người khác chia sẻ rằng một nhóm bạn bè của anh từ chối lấy tiền trả lại sau khi ăn uống ở một nhà hàng Nhật Bản. Số tiền chỉ 37 yên thôi nhưng khi họ xuống, cách tòa nhà khoảng 50 mét rồi nhưng nhân viên của nhà hàng vẫn đuổi theo và xin họ hãy nhận lại tiền trả lại cho bằng được vì theo nguyên tắc của người Nhật, họ sẽ không bao giờ được phép nhận thêm tiền của khách và nhân viên cũng không bao giờ muốn gian dối.

    Hay câu chuyện “Chuyến tàu 3 năm phục vụ 1 hành khách”cũng khiến nhiều người thán phục về cách ứng xử với khách hàng của Nhật Bản.

    Theo VNExpress, có hai chuyến tàu đi qua ga Kami-Shirataki với một lịch trình đặc biệt phụ thuộc vào giờ của cô gái tới trường và về nhà. Ngành đường sắt Nhật Bản muốn đóng cửa nhà ga hẻo lánh này từ 3 năm trước nhưng đã chờ khi khách hàng cuối cùng là cô gái này tốt nghiệp mới tiến hành việc đóng cửa nhà ga này.

    Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn tỏ lòng biết ơn và kính trọng khách hàng. Họ luôn tìm cách thấu hiểu lý lẽ khách hàng để đáp ứng kỳ vọng của khách, báo Doanh nhân Sài Gòn cho biết.

    Mặc dù vậy, người Nhật sẽ không vì lấy lòng khách hàng mà hạ thấp nhân viên.Điều này nhận được sự tín nhiệm từ cả khách hàng và cấp dưới của họ.

    Minh Thư(T/h)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cau-chuyen-kinh-doanh-nhat-ban-doanh-nghiep-biet-on-khach-hang-a204875.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan