+Aa-
    Zalo

    Cấp dưới của Dương Chí Dũng "ăn" trọn 1,666 triệu USD?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trong phiên phúc thẩm chiều nay (24/4), luật sư Trần Đình Triển khẳng định có thể chứng minh được việc một mình Trần Hải Sơn “tham ô” cả 1,666 triệu USD.

    (ĐSPL) - Trong phiên phúc thẩm chiều nay (24/4), luật sư Trần Đình Triển khẳng định có thể chứng minh được việc một mình Trần Hải Sơn “tham ô” cả 1,666 triệu USD.
    Luật sư Ngô Ngọc Thủy yêu cầu VKS trả lời 3 vấn đề cụ thể chưa đề cập: căn cứ cơ sở pháp lý nào để nói 1,666 triệu USD là tài sản của Vinalines mà nói các bị cáo Dương Chí Dũng tham ô của Tổng Công ty; Ai là người chỉ đạo chuyển tiền vào tài khoản công ty Phú Hà; Số tiền 1,666 triệu USD được thỏa thuận vào thời điểm nào, ở đâu, giữa những ai với nhau.
    “Bản tuyên thệ của ông Goh mà các luật sư thu thập được từ Singapore mới đây đề nghị VKS cho ý kiến về việc này – một tài liệu có giá trị chứng minh cho vụ án” – ông Thủy ý kiến thêm.
     Dương Chí Dũng quyết không nhận tội tham ô tài sản.
    Đại diện VKS nhắc lại quan điểm của luật sư Thủy, Dương Chí Dũng không phải chủ quản tài sản của Vinalines nên không thể nói bị cáo tham ô của Tổng Công ty. Kiểm sát viên bác bỏ quan điểm này, khẳng định Dũng là người phải chịu trách nhiệm cao nhất, lớn nhất về tất cả các tài sản của Tổng Công ty. 9 triệu USD mà Vinalines có để chuyển thanh toán cho ụ nổi là tiền ký quỹ của Citibank, từ một hợp đồng tín dụng vay tiền với tài sản đảm bảo là tổng tài sản của Vinalines. Vì vậy, VKS cho rằng tiền đơn vị dùng mua ụ nổi là tiền nhà nước.
    Đại diện VKS lý giải: “Ý luật sư tôi hiểu, về số tiền 1,66 triệu USD, Dũng, Phúc, Sơn nếu bị kết luận chắc chắn phải có sự bàn bạc, thỏa thuận. Tuy nhiên, đây là hành vi phạm tội không bị bắt quả tang, xảy ra từ năm 2008. Mà tội tham ô là toàn các bị cáo có chức vụ, kiến thức, không ai tố cáo ai thì khó thể hiện sự bàn bạc”.
    Nói về bản tuyên thệ mà ông Goh khai trước cơ quan pháp luật nước này mà luật sư thu thập được, luật sư nêu, ông Goh cũng thừa nhận việc chuyển 1,666 triệu USD về cho công ty Phú Hà theo yêu cầu của Trần Hải Sơn như thế nào?.
     Luật sư Trần Đình Triển nêu quan điểm tại tòa.
    Đồng thời luật sư Trần Đình Triển cũng nói về việc ông đã cung cấp văn bản của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhưng không được VKS trả lời. Đồng thời luật sư lật lại, việc Sơn khẳng định chưa từng liên hệ với ông Goh nhưng luật sư đưa ra được 9 văn bản, mail trao đổi để cuối cùng đưa ra giá 9,1 triệu USD cho ụ nổi 83M. Tại sao VKS không nói gì đến chi tiết này?
    Luật sư Triển tỏ ra "nghi ngờ" nhiều tài liệu VKS không đọc kỹ bản tuyên thệ khi không trích rõ nội dung ông Goh khai “tôi chưa từng liên hệ và trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp với ông Dũng về việc bán ụ nổi 83M. Tôi cũng chưa từng liên hệ hay trao đổi với ông Phúc, cựu Tổng giám đốc Vinalines về việc mua bán ụ nổi 83M này”.  Luật sư khẳng định có thể chứng minh được việc một mình Trần Hải Sơn “ăn trọn” cả 1,666 triệu USD.
    Trước câu trả lời của HĐXX là việc liên hệ tư pháp với Nga, nếu được sẽ làm rõ sau, luật sư Triển bức xúc nói: "Tính mạng 2 con người, sau xử phúc thẩm, án có hiệu lực ngay. Vậy nếu sau đó thi hành án rồi mới chứng minh được nhiều tình tiết phát sinh từ Nga thì có phải oan cho 2 mạng người?"
    Luật sư Triển tiếp tục phân tích sâu về thủ tục chuyển khoản 1,666 triệu USD, trong đó có chữ ký xác nhận của 2 người là ông Khôi, bà Ngọc trong hợp đồng. Sao kê về việc chuyển đổi ngoại tệ để đổi 1,666 triệu USD sang 28 tỷ đồng tiền Việt thì công ty Phú Hà lại xuất hiện. Ngân hàng làm việc này cũng là ngân hàng phát hành LC. Luật sư Triển cho rằng, như vậy khó biết khoản tiền này đã đi đâu, về đâu.
    Luật sư Triển đặt một loạt câu hỏi: “Chứng cứ đâu để nói đoàn khảo sát đi Nga biết giá của ụ nổi 83M là dưới 5 triệu USD. Chỉ đạo của Dũng, Phúc yêu cầu mua bằng được ụ nổi này qua công ty AP. Chứng cứ đâu? Ông Goh tác động với Dũng, Phúc để ủng hộ mua ụ nổi. Chứng cứ đâu?”
    Luật sư Trần Đại Thắng – luật sư thứ 3 bào chữa cho Dương Chí Dũng phân tích thêm: "Ông Goh lý giải thông tin ụ nổi được bán giá 9 triệu USD là vì gồm giá vận chuyển mà việc thỏa thuận ngày 7/7/2007 này do Trần Hải Sơn thực hiện, không có sự tham gia của Dũng, Phúc".
    Dương Chí Dũng xin được nói thêm: "Vì mới bị bắt cuống nghĩ khai có quan hệ thân thiết với ông Goh trước không có lợi nên không dám nhận nhưng sau đó bị cáo đã thừa nhận ngay, không giấu".
    Luật sư Nguyễn Huy Thiệp tranh luận tại tòa.
    Luật sư Nguyễn Huy Thiệp tỏ ý bức xúc vì tài liệu các luật sư đưa ra không nhận được lời nhận xét nào của đại diện VKS: "1,666 triệu USD là có thật nhưng khoản tiền có ở đâu, ai đàm phán, ai thỏa thuận là vấn đề bản chất cần làm rõ. Nếu không thì rất có thể có người phải chịu trách nhiệm thay cho hành vi của người khác".
    Mặt khác, luật sư Thiệp cho biết, trong những thiếu sót, bất cập, mâu thuẫn trong lời khai của bị cáo Sơn và các nhân chứng khác nêu ra về việc đưa tiền cho Mai Văn Phúc sao VKS không đặt ra để lý giải. Phải chăng những bất cập, mâu thuẫn về lời khai mà luật sư đã chỉ ra không có tài liệu để phản bác? Nếu không có gì để phản bác thì theo luật sư, phải mặc nhiên thừa nhận.
    Về việc nộp 3,5 tỷ đồng của gia đình bị cáo Phúc mà VKS chỉ cho áp dụng khoản 2 Điều 46 vì bị cáo đã phản đối, luật sư Thiệp nói lại, dù không đồng ý tội danh bị cáo buộc nhưng thân chủ của ông cũng ghi nhận đây là nỗ lực của gia đình để giúp mình khắc phục hậu quả của vụ án nên vẫn cần được áp dụng khoản 1 Điều 46 như một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm.
    Luật sư Hoàng Huy Được (bào chữa cho bị cáo Mai Văn Phúc) tỏ vẻ bức xúc khi bản luận tội không thêm được chi tiết nào mới từ phiên xử này mà vẫn nguyên những căn cứ cũ nêu lại.
    Khi luật sư Được đi vào vấn đề xác định thiệt hại, chủ tọa phiên tòa gạt ngay, VKS trình bày rất rõ, tổng thiệt hại đến 552 tỷ đồng, do được trừ tiền giá trị ụ 37 tỷ đồng nên mới còn lại 367 tỷ đồng... Ông Được đề cập vấn đề ụ nổi có phải là tàu, chủ tọa phiên tòa lại ngắt lời, nội dung này cũng đã được cơ quan công tố lý giải đầy đủ, từ luật Hàng hải cho đến công ước HS.
    Luật sư Được nói tiếp về tội tham ô quy buộc đối với bị cáo Mai Văn Phúc, lời khai của Trần Hải Sơn đầy mâu thuẫn. Khi thì Sơn khai mua va ly ở cổng chợ Bến Thành, rồi lại mua va ly trước cửa khách sạn Hoa Hồng (Hà Nội), lúc lại biến thành túi xách, lúc lại là túi nhựa đen…
    VKS cũng chưa tranh luận về mâu thuẫn Trần Hải Sơn khai đưa tiền cho Phúc tại quê ở An Dương, Hải Phòng là vào phòng khách ở lầu 1 trong khi thực tế đây là căn nhà cấp 4, không có lầu nào. Ông Được đề nghị được làm rõ chi tiết này.
    Báo Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục cập nhật....
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cap-duoi-cua-duong-chi-dung-an-tron-1666-trieu-usd-a30606.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan