+Aa-
    Zalo

    Cảnh giác mỹ phẩm, dược phẩm, bánh kẹo mạo danh nguồn gốc sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu

    (ĐS&PL) - Không chỉ sâm củ, rượu sâm mà nhiều sản phẩm bánh, kẹo, mỹ phẩm, dược phẩm bị phát hiện mạo danh nguồn gốc sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu.

    Dược phẩm, mỹ phẩm bị mạo danh chiết xuất sâm

    Tại tọa đàm Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu bảo vệ người trồng sâm Việt Nam do báo Nông Thôn Ngày Nay tổ chức sáng 8/9, ông Nguyễn Đức Lê, Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường cung cấp nhiều thông tin về thị trường sâm và các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu hiện nay.

    canh giac my pham duoc pham banh keo mao danh nguon goc sam ngoc linh sam lai chau 3
    Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường tại buổi tọa đàm. Ảnh: Báo Dân Việt

    Theo ông Nguyễn Đức Lê, không chỉ cửa hàng bán sâm củ, rượu sâm mạo danh mà lực lượng quản lý thị trường còn phát hiện nhiều sản phẩm bánh, kẹo, mỹ phẩm, dược phẩm mạo danh nguồn gốc sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu.

    Theo đó, hoạt động nắm bắt, giám sát các địa bàn trong nội địa về hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ đối với dược liệu, trong đó có cây sâm đã được lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành từ năm 2018. Tính riêng 8 tháng đầu năm 2023 đã kiểm tra phát hiện hơn 4.400 vụ việc và xử lý 2.400 vụ.

    "Chúng tôi không chỉ phát hiện nhiều cửa hàng bán sâm củ, mà còn phát hiện thêm nhiều sản phẩm bánh, kẹo, mỹ phẩm, dược phẩm mạo danh nguồn gốc sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu", báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Lê.

    Có một thực trạng nhức nhối hiện nay là sâm Trung Quốc “đội lốt” sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu. Để phân định, xử lý được việc mạo danh sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu thì công tác giám định nguồn gốc sâm rất phức tạp.

    Ông Lê thông tin thêm, bản chất cây sâm Trung Quốc chuyển về có nguồn gene giống cây sâm Việt Nam, chỉ khác quy trình trồng. Quy trình trồng sâm ở Trung Quốc rất ngắn, thường sử dụng chất kích thích, hóa chất nên chỉ từ 2 - 3 năm đã cho thu hoạch. Người tiêu dùng không biết, sử dụng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Theo báo Vietnamnet, đại tá Đỗ Đình Cường, Trưởng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu) chỉ rõ, các đối tượng buôn lậu sâm kết nối với các chủ buôn Trung Quốc, thống nhất về mặt giá cả, vận chuyển, bỏ sâm Trung Quốc vào thùng rồi thả trôi sông ở khu vực biên giới. Đối tượng bên Việt Nam sẽ đón nhận hàng.

    "Các vụ bắt hàng thả trôi sông, khi đối tượng bị phát hiện sẽ không nhận, hàng thành vô chủ”, Đại tá Đỗ Đình Cường nói.

    Từ năm 2021 đến nay, lực lượng biên phòng đã tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát, phát hiện bắt giữ và khởi tố 2 đối tượng, thu gần 173kg sâm. Ngoài ra, lực lượng biên phòng Lai Châu cũng bắt được nhiều lô hàng thả trôi sông vô chủ.

    Nâng cao công tác ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu

    Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) cho rằng, để quản lý tốt được sâm Ngọc Linh, bảo vệ được thương hiệu sâm Việt Nam, đòi hòi các cơ quan phải làm việc quyết liệt hơn nữa.

    Bên cạnh đó, in ấn cách phân biệt các loại sâm để người dân nhận diện rõ hơn. Tiếp đến là yêu cầu các bộ ngành vào cuộc quyết liệt đối với các cá nhân, tổ chức nhập lậu sâm Việt Nam. Nếu doanh nghiệp chế biến thì phải chứng minh được hóa đơn, từ đó có thể truy ra để đấu tranh, chống việc mua bán sâm giả trên thị trường.

    Ngoài ra, ông Nguyễn Trung Mạnh đề nghị các bộ ngành vào cuộc quản lý chặt chẽ hơn, tổ chức soạn thảo in ấn tài liệu để người tiêu dùng phân biệt rõ.

    "Mới đây, lực lượng Quản lý thị trường đã tổ chức trưng bày nhận diện sâm Ngọc Linh ở Hà Nội, đem lại hiệu quả rất tốt", ông Võ Trung Mạnh dẫn chứng.

    Cùng với đó là cần nghiên cứu nuôi cấy mô, sản xuất hàng loạt nâng cao năng suất. Việc xử lý doanh nghiệp, cá nhân trà trộn sâm ngoại lai vào Việt Nam không khó khi chúng ta kiểm soát, yêu cầu đầy đủ hóa đơn chứng từ của sản phẩm.

    Trước đó, ngày 1/6/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 611/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

    canh giac my pham duoc pham banh keo mao danh nguon goc sam ngoc linh sam lai chau
    Giá sâm Ngọc Linh trên 300 triệu đồng/kg, sâm Lai Châu 120 triệu đồng/kg. 

    Mục tiêu chung của chương trình là xây dựng và phát triển sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y - dược và chăm sóc sức khỏe, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    Hiện có 2 vùng trồng sâm có giá trị tại Việt Nam là vùng sâm Ngọc Linh trồng tại Quảng Nam, Kon Tum và vùng trồng sâm Lai Châu tại tỉnh Lai Châu. Trong đó, sâm Ngọc Linh - loại sâm đặc hữu ở Quảng Nam và Kon Tum với hàm lượng saponin vượt trội các loại sâm nổi tiếng trên thế giới, thông tin trên báo Công Thương.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-giac-my-pham-duoc-pham-banh-keo-mao-danh-nguon-goc-sam-ngoc-linh-sam-lai-chau-a590248.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cỏ Mềm: bản lĩnh tiên phong của thương hiệu mỹ phẩm Việt uy tín

    Cỏ Mềm: bản lĩnh tiên phong của thương hiệu mỹ phẩm Việt uy tín

    Với định vị là thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên được tin cậy hàng đầu Việt Nam, Cỏ Mềm đã và đang có những bước đi to lớn khẳng định vai trò dẫn đầu, tiên phong của mình trên thị trường mỹ phẩm, cũng như đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội chung của Đất nước.