+Aa-
    Zalo

    Cảnh báo hậu quả việc Mỹ gia hạn trừng phạt Iran

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã chỉ trích việc Mỹ gia hạn Đạo luật trừng phạt Iran, cho rằng hành động này sẽ làm tổn hại đến uy tín quốc tế của Washington.

    Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã chỉ trích việc Mỹ gia hạn Đạo luật trừng phạt Iran (ISA), cho rằng hành động này sẽ làm tổn hại đến uy tín quốc tế của Washington.

    Hãng thông tấn chính thức IRNA dẫn lời ông Zarif phát biểu ngày 3/12 khi tới thăm thủ đô New Delhi của Ấn Độ, nhấn mạnh giới chức Mỹ đang hành động ngược lại với các cam kết của mình và cần phải chấm dứt biện pháp trừng phạt này.

    Lãnh đạo đa số tại Thượng viện Mỹ, Thượng Nghị sĩ Mitch McConnell tới dự phiên bỏ phiếu của Thượng viện về ISA tại Washington, DC, ngày 1/12. Ảnh: EPA/ TTXVN

    Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Bahram Ghasemi tuyên bố quyết định trên của Quốc hội Mỹ vi phạm thỏa thuận JCPOA, đồng thời cảnh báo Iran sẽ đáp trả "thích hợp". Ông Ghasemi nhấn mạnh: "Iran đã chứng minh việc tuân thủ các thỏa thuận quốc tế, song Iran cũng có những phản ứng thích hợp cho mọi tình huống".

    Các lệnh trừng phạt Iran đã chính thức được dỡ bỏ vào tháng 1/2016 sau khi nước này và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) đạt thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA). Tuy nhiên, ngày 1/12 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã gia hạn ISA thêm 10 năm sau khi văn kiện này được Hạ viện thông qua hồi tháng trước. Việc gia hạn luật ISA sẽ phải được Tổng thống Mỹ Barack Obama ký phê chuẩn trước khi có hiệu lực.

    ISA được thông qua lần đầu vào năm 1996 để trừng phạt các đối tượng đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng Iran và răn đe việc Tehran theo đuổi tham vọng hạt nhân. ISA sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12 năm nay nếu không được gia hạn. Tuy nhiên, Tổng thống đắc cử Mỹ Donal Trump đã nhiều lần chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận JPCOA, coi văn kiện này là một "thảm họa", đồng thời dọa sẽ hủy bỏ thỏa thuận này.

    Trong một diễn biến mới nhất cùng ngày, người phát ngôn ban lãnh đạo Quốc hội Iran, Behrouz Nemati , cho biết trong phiên họp ngày 4/12, các nghị sĩ sẽ thảo luận một biện pháp đề nghị chính phủ "quay lại các điều kiện làm giàu hạt nhân" như trước khi có thỏa thuận JCPOA. Một nhóm nghị sĩ khác cũng lên kế hoạch trình một dự luật tại phiên họp này, với đề xuất cấm "mua hàng tiêu dùng của Mỹ, trong đó có nông sản và các sản phẩm từ thịt". Giới chuyên gia nhận định dự luật này nếu được thông qua có thể gây nguy hiểm cho các thỏa thuận khác, như thỏa thuận bán máy bay chở khách Boeing của Mỹ cho Iran nhằm giúp nước này nâng cấp phi đội máy bay vốn rất xuống cấp do các lệnh trừng phạt kéo dài.

    Ðiều I, Khoản 7, Hiến pháp hợp chủng quốc Hoa Kỳ

    Mỗi dự luật đã được thông qua tại Hạ viện và Thượng viện trước khi trở thành luật đều phải đệ trình lên Tổng thống Hoa Kỳ. Nếu tán thành, Tổng thống sẽ ký nhận, nếu không Tổng thống sẽ trả lại Viện đưa ra dự luật đó cùng với ý kiến không tán thành. Viện này sẽ thông báo rộng rãi ý kiến không tán thành trong nội san và tiến hành xem xét lại dự luật. Nếu sau khi xem xét lại và hai phần ba thành viên của Viện đó đồng ý thông qua dự luật, thì nó sẽ được gửi cho Viện kia, kèm theo ý kiến không tán thành. Và Viện đó cũng sẽ xem xét. Nếu được hai phần ba thành viên của Viện đó phê chuẩn, thì nó sẽ trở thành một đạo luật. Nhưng trong các trường hợp này, phiếu bầu của cả hai Viện đều phải ghi rõ tán thành hay không tán thành. Tên của những người tán thành và không tán thành dự luật sẽ được đưa vào nội san của mỗi Viện. Những dự luật mà Tổng thống không gửi trả lại trong vòng 10 ngày (không kể chủ nhật) sau khi đệ trình lên sẽ trở thành đạo luật, coi như Tổng thống đã ký phê chuẩn, trừ trường hợp Quốc hội đang không nhóm họp nên Tổng thống không thể gửi trả lại cho Quốc hội được và trong trường hợp đó thì dự luật sẽ không trở thành luật.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    Link nguồn: https://www.unodc.org

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-bao-hau-qua-viec-my-gia-han-trung-phat-iran-a172714.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan