+Aa-
    Zalo

    Căng thẳng Nga – Ukraine mới nhất ngày 8/1: Liên tục hứng “mưa hỏa lực”, Ukraine nguy cơ cạn kiệt tên lửa Patriot

    (ĐS&PL) - Giới quan sát cảnh báo Ukraine có nguy cơ cạn kiệt tên lửa đánh chặn Patriot nếu tiếp tục hứng thêm “mưa hỏa lực” từ phía Nga.

    Tờ New York Times mới đây đưa tin, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã cảnh báo rằng việc cung cấp tên lửa đánh chặn Patriot có thể sớm không bền vững do chi phí tương đối đắt đỏ, khoảng 2 triệu đến 4 triệu USD cho mỗi chiếc.

    Kể từ khi Nga tăng cường các cuộc không kích mùa đông bằng nhiều loại tên lửa và vũ khí không người lái, hệ thống phòng thủ của Ukraine dường như đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Patriot - loại tên lửa đã được chứng minh là có hiệu quả cao trước các vũ khí hàng đầu của Moscow.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó khẳng định tên lửa Kinzhal là vũ khí "bất khả chiến bại” và tên lửa Patriot về mặt kỹ thuật không thể đánh chặn Kinzhal vì tốc độ thấp hơn nhiều lần. Tuy nhiên, phòng không Ukraine hôm 2/1 tuyên bố đã bắn hạ tất cả 10 tên lửa hành trình Kinzhal được Nga triển khai trong một cuộc tấn công trên không ác liệt. 

    cang thang nga ukraine moi nhat ngay 8 1 2023 lien tuc hung mua hoa luc ukraine nguy co can kiet ten lua patriot
    Hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot của Mỹ. Ảnh: Business Insider

    Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Politico rằng tất cả hệ thông tên lửa đánh chặn Patriot của Ukraine cho đến nay đều được triển khai xung quanh thủ đô Kiev đồng thời nói thêm rằng ông muốn có thêm ít nhất 10 hệ thống này để bảo vệ các thành phố quan trọng khác như Kherson và Odesa.

    Nhận thức rõ được điều này, Nga được cho là đã tăng cường các cuộc tấn công tên lửa nhằm vào Ukraine với hy vọng làm cạn kiệt nguồn dự trữ Patriot của đối phương. Nhà nghiên cứu chính trị người Nga Jade McGlynn - cộng tác viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cũng từng nhận định với Business Insider rằng việc làm cạn kiệt nguồn dự trữ Patriot của Kiev "rõ ràng là một phần" trong chiến lược của Moscow.

    Patriot được thiết kế để chống lại tên lửa đạn đạo, nổi bật ở khả năng đánh chặn các cuộc tấn công trên không. Tuy nhiên, sự khó lường về nguồn cung cấp tên lửa trong tương lai gần đây đã khiến các chỉ huy Ukraine chưa thể chắc chắn về khả năng phòng thủ của họ.

    Mỹ là hiện vẫn đang là quốc gia viện trợ lớn nhất cho Ukraine kể từ khi chiến sự với Nga nổ ra hồi tháng 2/2022. Tình hình chiến sự tiếp tục kéo dài được cho là đã làm dấy lên lo ngại về tâm lý mệt mỏi ở Mỹ cũng như các quốc gia phương Tây viện trợ cho Ukraine.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden tháng 10/2023 đã đề xuất gói ngân sách mới bao gồm 61,4 tỷ USD viện trợ dành cho Ukraine nhưng chưa được thông qua. Nguyên nhân là họ không đạt được thỏa thuận về vấn đề an ninh biên giới phía Nam.

    Trong khi nguồn viện trợ tên lửa Patriot từ Mỹ đang bị đe dọa, việc 4 quốc gia NATO đặt 1.000 tên lửa loại này làm dấy lên hy vọng về việc Ukraine có thể nhận được viện trợ. Cụ thể, Đức, Hà Lan, Romania và Tây Ban Nha đã ký hợp đồng mua tên lửa Patriot trị giá 5,5 tỷ USD.

    Phương Uyên (Theo Business Insider)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cang-thang-nga-ukraine-moi-nhat-ngay-8-1-2023-lien-tuc-hung-mua-hoa-luc-ukraine-nguy-co-can-kiet-ten-lua-patriot-a606378.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan