+Aa-
    Zalo

    Căng thẳng Nga - Ukraine mới nhất ngày 4/2: Khoảnh khắc HIMARS của Ukraine phá hủy hai hệ thống Grad của Nga

    (ĐS&PL) - Tổ hợp HIMARS của Ukraine liên tiếp bắn trúng pháo phản lực BM-21 Grad Nga, dù chúng đã ẩn nấp kỹ.

    Tiền Phong đưa tin, văn phòng báo chí của lực lượng tác chiến đặc biệt hôm 1/2 công bố một đoạn video kèm nội dung: "Trong quá trình trinh sát trên không ở mặt trận phía Nam, các binh sĩ thuộc lực lượng tác chiến đặc biệt Ukraine phát hiện hai hệ thống BM-21 Grad MLRS. Toạ độ mục tiêu nhanh chóng được gửi về đơn vị tên lửa và pháo binh của lực lượng phòng vệ. Kết quả, 2 hệ thống phòng không của Nga đã bị phá hủy bởi hỏa lực chính xác từ HIMARS".

    cang-thang-nga-ukraine-moi-nhat-ngay-4-2-khoanh-khac-himars-cua-ukraine-pha-huy-hai-he-thong-grad-cua-nga-.mp4

    Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad do Liên Xô chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1963, bao gồm 40 ống phóng cỡ nòng 122 mm gắn trên khung gầm xe tải Ural-375D.

    BM-21 Grad được đánh giá phát huy hiệu quả tốt khi bắn phá các mục tiêu trên diện rộng. Trong vòng 20 giây, một hệ thống Grad có thể đồng loạt bắn 40 quả rocket ở cự ly 5-21 km vào các mục tiêu trên khu vực rộng 140 km2.

    Mẫu pháo này được sử dụng phổ biến trên chiến trường bởi cả Nga và Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga hôm 30/1 đăng video lực lượng nước này sử dụng pháo Grad liên tiếp phóng rocket về cứ điểm của Ukraine vào buổi đêm, tuyên bố đã hạ ít nhất 30 binh sĩ đối phương.

    cang thang nga ukraine moi nhat ngay 4 2 khoanh khac himars cua ukraine pha huy hai he thong grad cua nga
    Pháo phản lực BM-21 Grad.

    XEM THÊM: Căng thẳng Nga - Ukraine ngày 1/2: Binh sĩ Nga xâm nhập thành phố Avdiivka qua đường ống ngầm

    HIMARS là pháo phản lực phóng loạt tự hành đặt trên khung gầm bánh lốp, được phát triển từ tổ hợp M270, có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách tới 300 km tùy loại đạn và cấu hình. Đây là vũ khí do Mỹ cung cấp cho Ukraine.

    Xe bệ phóng HIMARS có thể đạt tốc độ tối đa 85 km/h và nhanh chóng rời khỏi vị trí khai hỏa để tránh bị phản pháo. Các chuyên gia phương Tây cho rằng sự cơ động này là lý do khiến chưa có tổ hợp HIMARS nào của Ukraine bị phá hủy từ đầu chiến sự, dù Moskva từng một số lần tuyên bố tiêu diệt thành công hệ thống pháo này, theo VnExpress.

    Phương Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cang-thang-nga-ukraine-moi-nhat-ngay-4-2-khoanh-khac-himars-cua-ukraine-pha-huy-hai-he-thong-grad-cua-nga-a609665.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan