Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Cẩn trọng với những sai lầm trong điều trị gout

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh gout chiếm 1% dân số vào năm 2014 và ngày càng gia tăng, trong đó có 75% người bệnh

    Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh gout chiếm 1% dân số vào năm 2014 và ngày càng gia tăng, trong đó có 75% người bệnh nằm trong độ tuổi lao động. Bệnh gout nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, đúng phương pháp sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mang những quan niệm sai lầm trong điều trị gout khiến bệnh khó chữa trị và người bệnh phải đối mặt với hậu quả khôn lường. 

    Tự ý sử dụng thuốc - Thói quen nguy hiểm

    Một trong những thói quen của không ít người bệnh là ngại đi khám bác sĩ nhưng lại “sẵn sàng” sử dụng đơn thuốc của người có biểu hiện bệnh tương tự. Theo TTƯT.Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng (Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam) đây là một thói quen nguy hiểm không chỉ trong điều trị bệnh gout mà còn đối với các loại bệnh nói chung. 

    Bởi tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Việc sử dụng đơn thuốc của người khác chưa chắc đã giúp trị đúng bệnh mà còn gây ra những tác hại khôn lường. Lời khuyên của bác sĩ Hằng là ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh như sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp ngón chân cái, khớp ngón tay, khuỷu tay, mắt cá chân… người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. 

    Y:CHIBai PRT12can-trong-voi-sai-lam-trong-dieu-tri-gout.jpg

    Dùng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ - “Tiền mất tật mang”

    Với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, nhiều người đã tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, được bán tràn lan trên thị trường. Đa phần các loại thuốc này được quảng cáo là thuốc gia truyền, thuốc lá có khả năng trị dứt điểm bệnh một cách nhanh chóng. Hậu quả có thể gặp khi sử dụng các loại thuốc này là tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây suy thận, suy gan, sốc phản vệ, nặng hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng máu.

    Anh Trần Ánh Dương (43 tuổi ở 77/21D, Khóm 4, Phường 3, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) là một trường hợp như thế. Ngay sau khi được chẩn đoán bị gout anh đã tự tìm mua thuốc trên mạng với mong muốn bệnh nhanh khỏi. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn dùng cả thuốc uống và ngâm chân, anh bị chảy máu cam nhiều lần. Lúc này anh mới hoảng sợ và tới viện kiểm tra, bác sĩ yêu cầu phải ngưng sử dụng loại thuốc này ngay.

    Theo TTƯT.Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng trường hợp của anh Dương vẫn còn khá may mắn khi chưa dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần sử dụng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị chính xác và hạn chế tác dụng phụ, khi lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ phải là sản phẩm của các thương hiệu uy tín, được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm, cấp phép lưu hành.  

    Lạm dụng thuốc - “Lợi bất cập hại”

    Lạm dụng thuốc cũng là một sai lầm tai hại của không ít người bệnh. Dù đã được bác sĩ chỉ định liều lượng sử dụng nhưng nhiều người vẫn uống nhiều hơn mức cho phép vì cho rằng làm như vậy sẽ sớm khỏi bệnh. 

    Trên thực tế, thuốc cần phải uống đúng liều. Nếu tình trạng bệnh chuyển biến không như mong muốn, người bệnh cần tái khám để được bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống quá liều có thể gây độc tính, tăng khả năng xảy ra tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. 

    Không kiên trì trong điều trị khiến bệnh “dai dẳng”

    Ngược lại với tình trạng lạm dụng thuốc là việc người bệnh tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy tình trạng bệnh được cải thiện. Trường hợp của ông Huỳnh Văn Phước (66 tuổi, ở Ấp Bình Chánh Đông, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) là một ví dụ. Ông kể: “Tôi đi khám được bác sĩ chẩn đoán bị gout và kê đơn thuốc. Sau khi uống một thời gian, tôi thấy các khớp đỡ đau và không còn sưng nữa. Do sợ uống nhiều thuốc tây sẽ hại cho dạ dày và nghĩ là bệnh chắc cũng đã khỏi rồi nên tôi ngưng uống thuốc. Sau đó một thời gian, bệnh gout của tôi lại tái phát và diễn biến nặng hơn.” 

    Bác sỹ Nguyễn Thị Hằng cho biết trường hợp của ông Phước không phải hiếm gặp. Sự nóng vội, chủ quan của người bệnh là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình điều trị của bác sĩ. Người bệnh nên nhớ rằng, điều trị ngắn hạn sẽ chỉ giảm triệu chứng của bệnh. Đối với bệnh gout cần có kế hoạch chữa trị lâu dài dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

    Ngoài những biểu hiện kể trên, TTƯT.Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng còn đưa ra một số sai lầm khác như: sử dụng kháng sinh để chữa gout, bệnh nặng mới đi khám, nhận diện tình trạng bệnh dựa vào nồng độ axit uric… Tất cả những quan niệm này cần phải được nhận diện và tránh mắc phải để giảm thiểu tới mức thấp nhất những biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học, rèn luyện cơ thể hợp lý và tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ./. 

    - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên gout Tâm Bình hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút, hỗ trợ lợi tiểu, tăng đào thải acid uric.

    - Đây là sản phẩm của Công ty Dược phẩm Tâm Bình, một thương hiệu dược phẩm uy tín, được giới chuyên môn và người tiêu dùng đánh giá cao.

    - Viên Gout Tâm Bình được bào chế từ 12 vị thảo dược thiên nhiên. Sản phẩm được các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm nghiệm chất lượng. 

    - Giá thành hợp lý, phù hợp với thu nhập của đông đảo người tiêu dùng với chỉ 16.500 đồng/ngày.

    - Viên gout Tâm Bình đạt nhiều giải thưởng uy tín như: Hàng Việt Nam chất lượng cao, Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, Chứng nhận Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng…

    Đặt mua tại website: https://tambinh.vn/

    Thanh Tâm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-trong-voi-nhung-sai-lam-trong-dieu-tri-gout-a350103.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.