+Aa-
    Zalo

    Cẩn trọng loài bọ chét 'đào hang' trên da người

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Bọ chét là loài ký sinh trùng có thể gây bệnh và làm vật trung gian cho một số căn bệnh truyền nhiễm ở người.

    (ĐSPL) - Bọ chét là loài ký sinh trùng có thể gây bệnh và làm vật trung gian cho một số căn bệnh truyền nhiễm ở người.

    Thời tiết đang vào mùa nồm, không khí nóng ẩm rất dễ tạo điều kiện cho loài bọ chét tấn công cơ thể người. Những gia đình có nuôi chó, mèo, nguy cơ bọ chét có thể lây từ vật chủ sang người và chuyển sang sống ký sinh trên người là rất cao.

    Bọ chét là một loài ký sinh trùng vô cùng nguy hiểm. Ảnh: Internet.

    Tờ Daily mail cho hay, bọ chét là tên gọi chung của loài ký sinh trùng không cánh có tên Siphonaptera. Bọ chét sống ký sinh trên vật chủ là những động vật máu nóng có vú và loài chim.
    Có khoảng một nghìn loài bọ chét khác nhau. Chúng có mặt ở khắp các châu lục, thậm chí cả ở Nam Cực. 

    Bọ chét xuất hiện khi nào?

    Theo các nhà sinh vật, bọ chét có thể ký sinh trên da người khi chúng đang ở giai đoạn trưởng thành. Đặc biệt, khi bạn trở về nhà sau một thời gian dài đi du lịch hoặc chuyển đến nhà mới ở, cũng là lúc nhiều bọ chét xuất hiện.

    Ở miền Bắc Việt Nam thì bọ chét phát triển nhiều vào tháng 2 tháng 3 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè.

    Bọ chét phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35oC và độ ẩm 70- 85\%. Tuy nhiên, ở nhiệt độ phòng, bọ chét có thể tồn tại và phát triển quanh năm.

    Bọ chét gây bệnh như thế nào?

    Bọ chét gây bệnh bằng hai con đường là trực tiếp khi tiếp xúc và truyền dịch bệnh từ cá thể này sang cá thể khác.

    Thông thường, khi bọ chét xâm nhập cơ thể người, chúng có thể đốt, hút máu khiến cơ thể có phản ứng ban đầu là sẩn ngứa. Bên cạnh đó là để lại các sẩn huyết thanh kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ, rất ngứa. Trường hợp phản ứng mạnh có thể thấy hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh sẩn.

    Tổn thương do bọ chét gây ra có thể xuất hiện ở những phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với con vật khi người ta ôm, bế chúng như: Vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng… nhưng chủ yếu là ở chân và tay.

    Bọ chét cũng là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và cũng bằng cách nhảy từ chỗ này sang chỗ khác, chúng từng định đoạt số phận của loài người.

    Lịch sử châu Âu ghi nhận được, bệnh dịch hạch do bọ chét chuột gây ra năm 1374 đã cướp đi sinh mệnh của một phần tư dân số châu Âu.

    Bọ chét mèo và chó truyền bệnh sán dây từ vật chủ này sang vật chủ khác…

    Xử lý khi bị bọ chét cắn

    Vết cắn của bọ chét thường được cảm thấy ngay lập tức, nhưng nó không đau. Nó là cảm giác ngứa do phản ứng của cơ thể gây ra sự khó chịu.

    Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị bọ chét cắn cao hơn nhất là khi chơi trên sàn nhà. Chúng thường có xu hướng nhạy cảm với các vết cắn bọ chét hơn người lớn.

    Sau vài vết cắn của bọ chét, một số người có một sự phản ứng với việc bị cắn dẫn đến mẫn đỏ ngứa hay chàm bội nhiễm. Lúc này, hãy tìm sự tư vấn của dược sĩ để có lời khuyên và chữa trị.

    D. Hoàng(Tổng hợp)

    Xem thêm Video: Kinh hoàng cảnh em bé chơi đùa với rắn


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-trong-loai-bo-chet-dao-hang-tren-da-nguoi-a87620.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan