+Aa-
    Zalo

    Căn cước điện tử bị khóa, cách xử lý?

    (ĐS&PL) - Căn cước điện tử bị khóa khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa hoặc vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia.

    Từ 1/7, Luật Căn cước có hiệu lực, quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

    Theo quy định tại Luật Căn cước, căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử, do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập. Mỗi công dân Việt Nam được cấp một căn cước điện tử. Căn cước điện tử của công dân được cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an tạo lập ngay sau khi công dân hoàn thành thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

    Căn cước điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử. Thông tin lịch sử về việc sử dụng căn cước điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn 5 năm kể từ thời điểm sử dụng.

    Một số tiện ích trên căn cước điện tử tích hợp trong ứng dụng VNeID.

    Một số tiện ích trên căn cước điện tử tích hợp trong ứng dụng VNeID.

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Căn cước quy định căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp như sau:

    - Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa;

    - Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;

    - Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước;

    - Khi người được cấp căn cước điện tử chết;

    - Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Luật Căn cước quy định căn cước điện tử được mở khóa trong các trường hợp sau đây:

    - Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa;

    - Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;

    - Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được trả lại thẻ căn cước;

    - Khi cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa.

    Đồng thời, khi khóa căn cước điện tử đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý căn cước phải thông báo ngay cho người bị khóa căn cước điện tử.

    Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền khóa, mở khóa căn cước điện tử.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/can-cuoc-ien-tu-bi-khoa-cach-xu-ly-a441088.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan