Cận cảnh "cụ" cây sa mu 2.000 tuổi quý hiếm, được công nhận là cây di sản Việt Nam
(ĐS&PL) - Cây Sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi, tọa lạc trong vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An), sở hữu chiều cao trên 70 m và đường kính thân đạt 5,5 m.
Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích 94.804ha. Khu rừng đặc dụng này trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Pù Mát trong tiếng Thái có nghĩa là những con dốc cao. Vườn quốc gia Pù Mát còn được xác định là vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An do UNESCO công nhận năm 2007.
Tại nơi thượng nguồn khe Bu có cây sa mu dầu đã sống hơn 2.000 năm. Cây sa mu dầu này được một nhóm chuyên gia điều tra về đa dạng sinh học phát hiện vào năm 1998.
Theo ông Trần Xuân Cường - Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát: “Cây sa mu dầu thuộc họ hoàng đàn (cupressaceae). Đồng bào dân tộc Thái tại huyện Con Cuông gọi cây này là cây mậy pẹc. Cây sa mu dầu sống hơn 2.000 năm, hiện cao 70m, đường kính thân là 5,5m. Cây có chu vi thân đo được là 23,7m, được xem là cây sa mu dầu lớn nhất Việt Nam hiện nay”.
Cũng theo ông Cường “Cây sa mu dầu nằm trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và được xếp ở cấp độ VU (loài sẽ nguy cấp). Đây là loại cây quý hiếm với phân bố hẹp và đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng cao, được đưa vào các loài thực vật ưu tiên bảo tồn”.
Vị Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát này cũng cho biết thêm Việc tìm thấy cây sa mu dầu và bảo tồn nó, thêm một lần nữa chứng tỏ vùng rừng nguyên sinh của Vườn quốc gia Pù Mát đang có nhiều bí ẩn về giá trị bảo tồn, đồng thời cần phải tiến hành nghiên cứu và bảo vệ nghiêm ngặt. Bởi vậy, cứ 3 tháng 1 lần, chúng tôi lại cử đoàn cán bộ vào vị trí cây sa mu này để kiểm tra, mỗi lần kiểm tra mất tổng 6 ngày cả đi lẫn về.
Cây vẹt đen (Bruguiera sexangula) là loại cây độc đáo, thường được tìm thấy trong môi trường ngập mặn tại Việt Nam. Cây vẹt đen có khả năng sinh và nuôi "con".
Cây vẹt đen (Bruguiera sexangula) là loại cây độc đáo, thường được tìm thấy trong môi trường ngập mặn tại Việt Nam. Cây vẹt đen có khả năng sinh và nuôi "con".