+Aa-
    Zalo

    Cách tắm chuẩn vào mùa đông vừa đảm bảo sức khỏe lại không khô da, mẩn ngứa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vào mùa đông, nhiều người vẫn tắm nhiều lần trong ngày vì cho thế là sạch sẽ dẫn đến da bị khô và dễ trở nên bị ngứa.

    Vào mùa đông, nhiều người vẫn duy trì thói quen tắm nhiều lần trong ngày vì cho rằng như vậy là giữ được vệ sinh. Tuy nhiên, thói quen này sẽ dẫn dến da dễ bị khô và dễ trở nên bị ngứa.

    Có nhiều người cho rằng, mùa đông cơ thể không có mồ hôi, trời lại lạnh nên không cần tắm nhiều, tuần tắm 1-2 lần là đủ. Điều này trái ngược với quan niệm của một số khác, nhất là giới công sở, văn phòng, cho rằng tắm rửa là việc cần thiết phải làm hàng ngày bất kể mùa nào.

    Vậy vào mùa đông lạnh lẽo tắm bao nhiêu lần là vừa sạch vừa tốt cho da?

    Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo rằng vào mùa đông, nếu trời lạnh dưới 10 độ C, chúng ta có thể tắm với tần suất khoảng 2-3 ngày/lần. Tuy nhiên, hàng ngày bạn cần lưu ý vệ sinh “vùng kín” cũng như khu vực dưới cánh tay, kẽ chân là những vị trí chứa nhiều vi khuẩn.

    Nguyên nhân là vào mùa đông nhiệt độ giảm, để đảm bảo giảm thiểu sự phân tán nhiệt lượng của cơ thể, một số mao mạch trên da đóng lại, lượng máu cung cấp cho da giảm, khả năng bài tiết mồ hôi và axít hữu cơ của da cũng giảm, khiến độ ẩm của da giảm xuống, hơn nữa thời tiết hanh khô càng dễ khiến da bị ngứa.

    Mùa đông lạnh, bạn có thể không cần tắm hàng ngày nhưng cần vệ sinh vùng kín thường xuyên - Ảnh minh họa.

    Nhất là những đối tượng như người già và trẻ sơ sinh, càng không nên tắm hàng ngày do da trẻ nhỏ quá nhạy cảm còn người cao tuổi thì da quá khô.

    Thời gian tắm trong mùa đông theo các bác sĩ chỉ nên kéo dài trong vòng 5-7 phút nếu sử dụng vòi hoa sen, còn nếu dùng bồn tắm thì thời gian có thể lâu hơn, vào khoảng 20 phút.

    Quy trình tắm đảm bảo cho sức khỏe gồm: Rửa mặt, tắm toàn thân rồi gội đầu. Việc gội đầu xong mới tắm sẽ tạo ra chênh lệch nhiệt độ giữa 2 vùng, dẫn đến tình trạng máu không thể hoặc khó lưu thông có thể gây choáng.

    Trẻ quá nhỏ và người già không nên tắm hàng ngày khi trời lạnh - Ảnh minh họa.

    Cần nhớ, khi tắm bằng nước nóng thì phòng tắm phải kín gió. Bởi khi hơi nóng kết hợp với gió lạnh thổi rất dễ làm bạn bị trúng gió, thậm chí dẫn tới đột quỵ, nếu như sức khỏe của người đang tắm lúc đó không tốt.

    Không nên khóa cửa nhà tắm quá chặt vì vào mùa đông, có rất nhiều người bị cảm khi đang tắm. Việc khóa cửa nhà tắm sẽ gây khó khăn cho người khác khi thực hiện quá trình ứng cứu.

    Lưu ý không tắm ngay sau khi ăn no, sau khi uống rượu bia, hoặc tắm ban đêm. Ngoài ra, khi đang bị cảm phong hàn, cơ thể không khỏe mạnh cũng tuyệt đối không nên tắm.

    Không nên dùng các sản phẩm làm sạch da có độ kiềm cao như xà phòng mà nên dùng ít sữa tắm. Riêng đối với những người da khô, tốt nhất không dùng sữa tắm mà chỉ tắm bằng nước sạch.

    Nước tắm cũng không nên quá nóng, bởi vì sau khi tắm tuy có cảm giác rất dễ chịu, song nước nóng sẽ khiến da khô và ngứa.

    Sau khi tắm nên dùng kem dưỡng da thảo dược thiên nhiên, tránh dùng dầu khoáng chất.

    Minh Minh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-tam-chuan-vao-mua-dong-vua-dam-bao-suc-khoe-lai-khong-kho-da-man-ngua-a255881.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cách chăm sóc da bé vào mùa đông

    Cách chăm sóc da bé vào mùa đông

    Sau đây là một vài kỹ năng và mẹo nhỏ cơ bản giúp bà mẹ yên tâm hơn khi chăm sóc con khi tắm để phòng tránh trẻ bị cảm lạnh hoặc do nước quá nóng làm tổn thương đến trẻ.