+Aa-
    Zalo

    Cách sửa soạn mâm cúng hóa vàng và bài cúng chuẩn nhất cho ngày mùng 3 Tết Kỷ Hợi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi hết Tết, các gia đình đều phải làm lễ hóa vàng để tiễn đưa gia tiên với mâm cỗ cúng được làm long trọng và sự góp mặt của cả gia đình.

    Sau khi hết 3 ngày Tết, các gia đình lại tất bật sửa soạn cho ngày hóa vàng, tiễn đưa ông bà, tổ tiên. Dưới đây xin giới thiệu tới độc giả tham khảo về mâm cúng hóa vàng, bài cúng hóa vàng mùng 3 Tết Kỷ Hợi chuẩn nhất.

    Theo nghệ nhân Phạm Thị Ánh Tuyết: “Mâm cỗ cúng hóa vàng được coi là một phần nghi lễ rất quan trọng trong phong tục tập quán của người Việt Nam. Ngày 30 Tết Nguyên Đán, con cháu sẽ làm lễ cúng mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết.

    Những ngày đó, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ. Do vậy, đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như hoa quả, mâm ngũ quả và bánh kẹo phải đợi đến “ngày hóa vàng” mới được hạ xuống.

    Hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ là một dạng dâng cúng vật chất cho thần linh. Bởi không thể dùng tiền thật để đốt, nên con người phải nhờ đến tiền vàng mã với những hình tròn, hình vuông giống hình tiền.

    Theo quan niệm của người xưa, có lễ tạ thì tấm lòng gia chủ mới được người âm chứng giám, phù hộ cho gia đình được bình an, làm ăn tấn tới trong năm mới.

    Thông thường ngày hóa vàng sẽ diễn ra từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 10 Âm lịch. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình có thể làm sớm hơn, từ mùng 2 đã rục rịch hóa vàng để sớm quay trở lại với công việc”.

    Mâm cúng hóa vàng, bài cúng hóa vàng mùng 3 Tết Kỷ Hợi chuẩn nhất.

    Mâm cúng hóa vàng

    Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán, mỗi gia đình chuẩn bị mâm cỗ hóa vàng khác nhau, tức có khả năng tài chính đến đâu thì làm lễ như vậy, cốt yếu ở tấm lòng thành.

    Mâm cỗ cúng rằm cơ bản cũng đầy đủ “giò - nem - ninh - mọc” cùng bánh chưng xanh, gà luộc, xôi và hoa quả.

    Trong mâm cơm hóa vàng, con gà cúng phải là gà trống to, tròn, chắc nịch, có đôi chân đẹp và được bày biện cẩn thận. Đây là vật tế trong nghi lễ truyền thống không thể thiếu trên mâm cỗ hóa vàng. Tiếp đó là bánh chưng, tượng trưng cho sự vuông tròn của trời đất.

    Đi kèm với bánh chưng là dưa hành. Người xưa có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng trong hương vị, vì thế đi kèm với sự đậm đà, ngầy ngậy của bánh chưng, thịt mỡ… không thể thiếu món dưa hành thanh mát, chua cay.

    Ngoài ra các bà nội trợ có thể sáng tạo, làm các món nem, nộm, cuốn như phở cuốn, nộm gà xé phay, nộm hải sản… các món này có tính thanh mát, dễ ăn, điều hòa lại lượng đạm từ thịt mỡ, bánh chưng.

    Nếu cầu kỳ, cẩn thận có thể chế biến thêm món cá chép nấu bỗng, theo quan niệm dân gian, cá chép là loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Vì vậy khi cúng cá chép vào đầu năm sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

    Nghệ nhân Ánh Tuyết cũng lưu ý, khi chế biến mâm cỗ cũng cần lưu ý đến số lượng người ăn, khẩu vị của mọi người trong gia đình để định lượng món ăn cho phù hợp, tránh lãng phí.

    Lễ vật dâng cúng hóa vàng gồm:

    - Nhang, hoa, ngũ quả

    - Trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo

    - Mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

    Văn khấn lễ hoá vàng

    NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT !

    (3 lần) Kính lạy:

    - Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

    - Ngài Đương niên, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân, Long Mạch Tôn Thần.

    - Các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mồng ... tháng Giêng năm ...

    Tín chủ chúng con .......................... Ngụ tại .......................................... Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án.

    Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về Âm giới.

    Kính xin : Lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám. Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát (3 lần).

    (Trích Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)

    Theo Người Đưa Tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-sua-soan-mam-cung-hoa-vang-va-bai-cung-chuan-nhat-cho-ngay-mung-3-tet-ky-hoi-a262150.html
     Hết Tết, mở tủ lạnh mà… phát ngán

    Hết Tết, mở tủ lạnh mà… phát ngán

    Mùng 8 tháng Giêng, Tết đã hết được mấy ngày nhưng nhiều tủ lạnh vẫn còn đầy chặt. Nhiều bà nội trợ than thở: “Không dám mở tủ lạnh ra nhìn vì… quá ngán”.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
     Hết Tết, mở tủ lạnh mà… phát ngán

    Hết Tết, mở tủ lạnh mà… phát ngán

    Mùng 8 tháng Giêng, Tết đã hết được mấy ngày nhưng nhiều tủ lạnh vẫn còn đầy chặt. Nhiều bà nội trợ than thở: “Không dám mở tủ lạnh ra nhìn vì… quá ngán”.