Làm cha mẹ, ai cũng hy vọng con mình có một tương lai tốt đẹp. Việc một đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc của cha mẹ.
1. Cách chăm sóc sức khỏe
a. Quản lý việc ăn uống của con cái một cách khéo léo
Cha mẹ Nhật rất thành công trong việc tạo thói quen ăn uống tốt cho con cái. Họ không độc đoán nhưng luôn có những quy tắc lựa chọn thực phẩm tốt và an toàn nhất cho con, giúp con tránh xa những món ăn vặt không lành mạnh.
Bạn biết đấy, một trong những chủ đề nhạy cảm xuất hiện trong nghiên cứu về dinh dưỡng cho trẻ đó là vấn đề kén ăn. Thông thường, các bậc phụ huynh hay dùng “quyền lực” hoặc đe dọa để trẻ hoàn thành bữa ăn. Tuy nhiên, điều này đã gây ra những ức chế nhất định ở mỗi đứa trẻ và đến khi trưởng thành chúng có thể sẽ thoải mái thưởng thức những món mà trước đây bị cha mẹ cấm, không cần biết món ăn đó có lành mạnh hay không. Trong khi các ông bố bà mẹ Nhật Bản lại khác hẳn, họ không phản ứng quá mức khi đứa trẻ từ chối hoặc không hoàn thành khẩu phần ăn của chúng. Thay vào đó, họ sẽ chuẩn bị nhiều món ăn lành mạnh khác nhau trong bữa ăn, cho con chọn lựa món ưng ý nhất và những món còn lại sẽ do cha mẹ ăn.
Đây là một phương pháp rất tiện lợi và khả thi, bởi vì những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ chỉ chọn cho mình những món ăn lành mạnh như một phần thói quen của chúng.
b. Khuyến khích trẻ khám phá món mới
Các chuyên gia đồng ý rằng khẩu vị của trẻ càng đa dạng, sức khoẻ tổng thể sẽ tốt hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi trẻ chỉ ăn một số lượng hạn chế thực phẩm nhất định sẽ dẫn đến tình trạng dễ bị dị ứng và không dung nạp thức ăn.
Khuyến khích trẻ khám phá món mới. Cách tốt nhất để cố gắng cho trẻ ăn thức ăn mới là làm cho nó vui vẻ và không có áp lực. Hãy thử cho trẻ ăn mỗi tuần một món mới. Hoặc, bạn có thể tìm kiếm trên Internet và chọn thực phẩm hoặc công thức nấu ăn mới mà trẻ muốn thử.
c. Cân bằng lại bữa ăn theo phong cách Nhật Bản
Một trong những điều đáng chú ý trong bữa ăn của người Nhật là khẩu phần ăn của họ rất nhỏ. Tuy nhiên, bữa ăn của họ lại gồm rất nhiều món nhằm mục đích đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Một bữa ăn chuẩn theo kiểu Nhật Bản sẽ có 1 chén cơm nhỏ, 1 chén súp miso và 3 món ăn kèm gồm 1 đĩa thức ăn chính với kích thước khá khiêm tốn, có thể là cá, thịt hoặc đậu phụ, và 2 món rau củ.
Đặc biệt, trước khi một gia đình cùng nhau thưởng thức pizza, kem, bánh quy hay khoai tây chiên trong buối tối cuối tuần thì chắc chắn họ đã tự giảm bớt khẩu phần ăn của mình để đảm bảo không có lượng calo dư thừa trong ngày hôm đó.
Cân bằng lại bữa ăn theo phong cách Nhật Bản. Ở Nhật cũng không có khái niệm “ăn uống thả ga” hay giải stress bằng ăn uống. Ăn uống kiêng khem hay lãng phí thức ăn cũng không phải một phần trong lối sống của người Nhật. Trẻ em Nhật vẫn được khuyến khích thưởng thức các món ăn nhanh nhưng chỉ ở mức độ vừa phải về số lượng cũng như chi phí.
d. Chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, ít calo
Gạo là lựa chọn chủ yếu trong các bữa ăn ở Nhật Bản và nhiều nước châu Á. Khác với người phương Tây thường xuyên ăn bánh mỳ, gạo là một sự lựa chọn ít gây đầy bụng hơn bánh mì khô. Và với một nền ẩm thực cầu toàn như Nhật Bản chắc chắn sẽ không chọn những món ăn có hại cho dạ dày của họ. Ngoài ra ăn cơm cũng hạn chế được tình trạng đường huyết cao dẫn đến thừa cân.
Chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, ít calo. “Sushi là một ví dụ. Nó không phải là món ăn nhiều tinh bột vì gạo được cuốn với các loại thực phẩm khác nhau như cá, rau củ và rong biển. Việc tiêu thụ những bữa ăn hỗn hợp như vậy giúp người Nhật vẫn no dù ăn ít cơm. Nhờ đó tránh được những tác hại của việc tăng đường máu”.
e. Chương trình “Ăn trưa trường học”
Trường học Nhật Bản là nơi đào tạo trẻ em thành những “chuyên gia” ẩm thực lành mạnh với sự hỗ trợ của chương trình “ăn trưa học đường” nổi tiếng của đất nước này.
Bắt đầu từ tiểu học, trẻ em được phục vụ một bữa ăn giữa ngày tại trường học. Các món ăn lành mạnh được làm từ những nông sản trồng tại địa phương. Lũ trẻ có thể tự chọn những món chúng thích.
Bắt đầu từ tiểu học, trẻ em được phục vụ một bữa ăn giữa ngày tại trường học. Một điều thú vị nữa là bọn trẻ cũng sẽ cùng các đầu bếp chuẩn bị bữa trưa. Điều này được xem như một phần trong chương trình giảng dạy tại các trường học. Học sinh còn được tham quan các trang trại tại địa phương, tìm hiểu về dinh dưỡng, nấu ăn và các nguyên tắc lịch sự trên bàn ăn. Những điều này là bắt buộc tại các trường học ở Nhật Bản.
g. Để trẻ vận động nhiều
Người Nhật rất chuộng văn hóa đi bộ, một hoạt động thể chất được xây dựng từ khi còn rất nhỏ. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), hơn 98% trẻ em Nhật đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường. Đối với các bậc phụ huynh Nhật, đưa đón trẻ em hoặc phổ biến xe buýt trường học là điều không hợp lý. Họ cho rằng cần để cho lũ trẻ tự bước đi trên đôi chân của mình.
Điều đó có nghĩa là hầu hết trẻ em Nhật Bản mỗi ngày đều có trung bình khoảng 60 phút hoạt động thể chất bằng cách đi bộ từ nhà đến trường. Điều này đã hình thành thói quen vận động thường xuyên của trẻ em Nhật Bản.
Cần để cho lũ trẻ tự bước đi trên đôi chân của mình. Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết, mức độ hoạt động thể chất thích hợp cho trẻ từ 5 đến 17 tuổi rất quan trọng cho sự phát triển của xương, cơ và khớp khỏe mạnh, cũng như hệ thống tim mạch hoạt động tốt, điều phối và kiểm soát vận động, đồng thời làm giảm các triệu chứng lo lắng và trầm cảm, tạo cơ hội để trẻ tự biểu hiện, tương tác xã hội và hòa nhập.
Sẽ thật tốt nếu bạn có thể tắt tất cả các thiết bị điện tử trong một tiếng vào buổi tối và đi bộ cùng các con. Mặc dù rất khó để kéo trẻ khỏi các chương trình tivi và những cám dỗ về công nghệ khác nhưng thực sự con bạn cần tối thiểu 60 phút hoạt động thể dục thể chất vừa phải mỗi ngày. Điều quan trọng là làm cho bé có cảm giác vui vẻ.
2. Cách giáo dục
a. Chú trọng chuyện cổ tích
Cũng như các bậc cha mẹ khác, các bà mẹ Nhật thường dạy con qua việc kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích. Các bậc phụ huynh tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến,...
b. Không quy chụp, áp đặt
Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con. “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.
c. Khen hành vi cụ thể của con
Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi. Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể.
d. Không cho con xem TV
Ngoài việc xem TV tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện, cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ; từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người. “Tắt TV, Bật ý tưởng” là châm ngôn truyền miệng của phụ huynh Nhật.
e. Dạy chữ từ sớm
Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Hiện tượng này, trẻ càng nhỏ càng dễ. Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm. Và họ hiểu rằng để hệ tín hiệu ngôn ngữ của trẻ hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.
g. Kiên nhẫn lặp đi lặp lại
g. Kiên nhẫn lặp đi lặp lại
Khác với nhiều người có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo một việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.
h. Thường xuyên vận động
Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, các cha mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc dạy con rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, cha mẹ đã lưu ý giáo dục về tất cả các mặt sức khoẻ, vận động, đạo lý, kỷ luật, tình cảm. Đối với trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khoảng cách tập luyện thành những đoạn ngắn 10m, 20m mỗi ngày. Ngoài ra, người Nhật còn thường xuyên cho con đi công viên. Bởi những trò chơi ở đây sẽ giúp tăng cường sức khỏe, là cách phát triển thể chất toàn diện cho một đứa trẻ. “Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”, là câu châm ngôn "bỏ túi" của hầu hết các ông bố bà mẹ Nhật.
i. Không chỉ trích lỗi lầm của con
Cha mẹ thường kỳ vọng rất nhiều vào con cái của họ, và đôi khi vì kỳ vọng quá nhiều đã khiến họ thất vọng nặng nề bởi trẻ không đạt được những gì như họ mong muốn. Chỉ trích những lỗi lầm của con là vấn đề thường thấy ở các gia đình hiện nay. Nhưng các mẹ Nhật lại quan niệm rằng ai cũng có sai lầm và việc chỉ trích những lỗi lầm của người khác không giúp họ tốt hơn và đương nhiên việc chỉ trích đó càng không xảy ra với con cái của họ.
k. Dạy con cách tra cứu, tìm tòi
Các bậc cha mẹ ở Nhật thường hướng dẫn con dùng những loại từ điển dễ tra cứu ngay từ nhỏ. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán. Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường. Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động. Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.
Hằng Thanh
(Tổng hợp)