Báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đã tiết lộ danh sách các tập đoàn đứng đầu thế giới về doanh số bán vũ khí và dịch vụ quân sự.
Theo đó, vào năm 2017, doanh số của các tập đoàn toàn cầu đạt 398,2 tỷ USD, đánh dấu mức tăng trưởng lên tới 44% trong giai đoạn 15 năm qua. "Số lượng tổng thể trừ dữ liệu của Trung Quốc do thiếu thông tin có sẵn cho phép ước tính gần chính xác", báo cáo khẳng định.
Dưới đây là 10 tập đoàn quốc phòng lớn nhất thế giới về doanh số:
1. Lockheed Martin
Lockheed Martin đứng đầu về doanh số. Ảnh: GLP |
Tập đoàn của Mỹ được báo cáo đã bán ra tổng số vũ khí trị giá 44,9 tỷ USD trong năm 2017, đánh dấu mức tăng trưởng 8,3% so với năm 2016. “Người khổng lồ” này có trụ sở tại Bethesda vẫn là nhà sản xuất vũ khí số một thế giới nếu chỉ tính đến doanh số. Lockheed Martin chuyên sản xuất các hệ thống phòng thủ khác nhau, từ tàu chiến đến tên lửa siêu thanh và máy bay chiến đấu. Công ty này cũng cung cấp F-35 – chiến đấu cơ đắt đỏ nhất thế giới cho Lầu Năm Góc.
2. Boeing
Boeing sụt giảm doanh số trong năm 2017. Ảnh: GLP |
Hãng hàng không vũ trụ và máy bay khổng lồ của Mỹ đạt doanh thu 26,9 tỷ USD. Năm 2017 đánh dấu khoảng cách đáng kể lên tới 18 tỷ USD giữa Lockheed Martin và Boeing. "Sự sụt giảm doanh số bán vũ khí của Boeing có thể một phần do sự chậm trễ trong việc giao máy bay chở dầu KC-46 và kết thúc việc giao máy bay vận tải C-17", theo báo cáo của SIPRI.
Đến năm 2018, Boeing đã ký kết một loạt các hợp đồng với chính phủ Mỹ. Tập đoàn đã ký hơn 20 giao dịch với tổng giá trị là 13,7 tỷ USD chỉ trong tháng 9.
3. Raytheon
Raytheon tăng trưởng chậm trong năm 2017. Ảnh: Reuters |
Nhà sản xuất vũ khí này của Mỹ được cho là nhà sản xuất tên lửa dẫn đường và hệ thống phòng thủ tên lửa lớn nhất thế giới. Năm 2017, Raytheon chứng kiến doanh số tăng 2% so với năm 2016. Công ty đã kiếm được 23,9 tỷ USD. Danh mục đầu tư bao gồm hệ thống tên lửa Patriot - một nền tảng siêu khủng được cho là xương sống của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo châu Âu. Hệ thống Patriot của Raytheon cũng đang được sử dụng ở 9 quốc gia ngoài Châu Âu.
4. Hệ thống BAE
Vương Quốc Anh đứng đầu châu Âu về xuất khẩu vũ khí. Ảnh: Richele Umel |
Nhà sản xuất vũ khí của Anh đạt doanh thu 22,9 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 3,3% so với năm 2016. Vương quốc Anh vẫn là nhà sản xuất vũ khí lớn nhất trong khu vực châu Âu vào năm 2017, với tổng doanh số vũ khí là 35,7 tỷ USD.
5. Northrop Grumman
Northrop Grumman - một tập đoàn khác của Mỹ đứng thứ 5 về xuất khẩu vũ khí. Ảnh: Reuters |
Tập đoàn sản xuất vũ khí này của Mỹ đã mang lại doanh thu 22,4 tỷ USD trong năm 2017, đạt mức tăng trưởng khiêm tốn hàng năm là 2,4%. Công ty công nghệ hàng không vũ trụ và quốc phòng đã mua lại một nhà sản xuất tên lửa của Mỹ với mục đích mở rộng kinh doanh trên thị trường vũ trụ.
6. General Dynamics
General Dynamics cũng là công ty của Mỹ. Ảnh: Reuters |
Công ty quốc phòng có trụ sở tại Virginia, Mỹ đã bán ra lượng vũ khí trị giá 19,5 tỷ USD, giảm nhẹ so với doanh thu 19,6 tỷ USD hồi năm 2016. Xe tăng M1 Abrams của họ đã được sử dụng trong gần như mọi hoạt động quân sự lớn của Mỹ suốt 40 năm qua.
7. Airbus
Airbus tập trung vào sản xuất máy bay thương mại và không gian thay vì xuất khẩu vũ khí. Ảnh: GLP |
Nhà thầu quốc phòng lớn thứ 2 ở châu Âu Airbus chỉ đạt doanh thu vũ khí 11,3 tỷ USD trong năm 2017. Bán vũ khí không phải là nguồn thu chính của họ mà chỉ chiếm khoảng 15% doanh thu trong tổng số 75 tỷ USD. Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực máy bay thương mại và không gian. Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon - kết quả của sự hợp tác giữa Vương quốc Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha là sản phẩm quân sự nổi tiếng nhất của Airbus ra mắt năm 2017.
8. Thales
Thales là tập đoàn duy nhất của Pháp lọt danh sách. Ảnh: Getty |
Năm 2017, tập đoàn quốc phòng Pháp Thales đã thu về 9 tỷ USD doanh thu bán vũ khí, chiếm khoảng một nửa tổng doanh thu năm 2017 của công ty. Thales sản xuất một loạt các sản phẩm quốc phòng từ xe bọc thép đến hệ thống phòng thủ tên lửa và thiết bị dẫn đường.
9. Leonardo
Leonardo của Mỹ đứng ngay sau Thales của Pháp với chênh lệch không đáng kể. Ảnh: Reuters |
Nhà sản xuất vũ khí Leonardo của Ý đã đạt doanh số bán vũ khí 8,9 tỷ USD năm 2017, chiếm 68% tổng doanh thu. Leonardo sản xuất máy bay trực thăng, tên lửa và máy bay không người lái, cũng như thiết bị cho chương trình không gian phi quân sự.
10. Almaz-Antey
Almaz-Antey của Nga lọt top nhờ hệ thống S-400 đình đám. Ảnh: Reuters |
Nhà cung cấp vũ khí Nga đã lọt vào top 10 của bảng xếp hạng hàng năm của SIPRI. Trong năm 2017, công ty vũ khí lớn nhất đất nước đã tăng doanh số 17% lên tới 8,6 tỷ USD. Sản phẩm chủ lực của công ty là hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tầm xa di động S-400 đã thu hút hàng chục đối tác quân sự nước ngoài.
PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo RT)