+Aa-
    Zalo

    Bộ ba hệ thống vũ khí mạnh vô địch của Nga, chưa có đối thủ trên thế giới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bộ ba vũ khí được liệt kê đang gây ra nỗi sợ hãi kinh hoàng đối với những kẻ khủng bố ở Trung Đông cũng như đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia Nga.

    Bộ ba vũ khí được liệt kê đã và đang gây ra nỗi sợ hãi kinh hoàng đối với những kẻ khủng bố ở Trung Đông cũng như đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia Nga.

    Bước sang năm 2019, và Nga và Mỹ vẫn là những nhà lãnh đạo công nghệ của thị trường vũ khí toàn cầu. Mỗi quốc gia có một thế mạnh riêng, trong đó, Nga đang sở hữu một số hệ thống vũ khí vô cùng ấn tượng.

    Tên lửa siêu thanh Avangard

    Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga được đánh giá là loại vũ khí vô cùng ưu việt. Ảnh: Sputnik

    Vào cuối năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trực tiếp theo dõi các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa mới có tên là Avangard, dự kiến sẽ đi vào hoạt động chính thức trong năm 2019.

    Tên lửa siêu thanh Avangard đánh dấu một giai đoạn mới trong ngành khoa học tên lửa của Nga. Không giống như những vũ khí tiền nhiệm hay tên lửa của nước ngoài, Avangard có thể đạt tới độ cao cực khủng và bay với tốc độ siêu thanh, có khả năng qua mặt bất kỳ hệ thống phòng thủ nào. Hiện tại, không có tên lửa nào khác trên thế giới có năng lực tương tự.

    Sức công phá của tên lửa này mạnh gấp 130 lần quả bom nguyên tử Mỹ từng ném xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản hồi Thế chiến 2. Nó có thể di chuyển với tốc độ 30.000km/h, tương đương gấp 27 lần tốc độ âm thanh. "Với sự xuất hiện của tên lửa mới, Nga đã đảm bảo sự an toàn cho biên giới của mình trong nhiều thập kỷ tới", nhà phân tích quân sự của tờ Izvestia Dmitry Safonov nhận định.

    Avangard là một phần của bộ ba hạt nhân của Nga, vốn được thiết kế để ngăn chặn bất kỳ kẻ xâm lược tiềm năng nào gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

    Hệ thống phòng không S-400 Triumph

    Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumph. Ảnh: Getty

    Một vũ khí khác của Nga đang có ưu thế toàn cầu là hệ thống phòng thủ S-400 Triumph (được NATO gọi là Growler).

    S-400 Triumph có thể phát hiện các mục tiêu trên không trong bán kính lên tới 600 km và bắn hạ chúng ở cự ly 400 km. Dù là tên lửa hành trình cơ động nhanh hay tên lửa hạt nhân đạn đạo xuyên lục địa, S-400 cũng đủ khả năng phát hiện và đáp trả.

    So với đối thủ MIM-104 Patriot của Mỹ, S-400 được giới chuyên gia quân sự đánh giá là vượt trội hơn hẳn. S-400 có khả năng dò và bắn hạ mục tiêu từ mọi hướng khác nhau, trong khi Patriot chỉ có thể quét được khu vực không phận trong giới hạn 180 độ, theo hướng đã định sẵn. Hơn nữa, các bệ phóng Patriot mất tới 30 phút để triển khai và trong thời gian đó, rất có thể tên lửa đã hoàn thành tấn công mục tiêu.

    Patriot có tầm bắn 180 km, chỉ bằng gần một nửa so với hệ thống của Nga (400 km). Nghĩa là S-400 không chỉ có khả năng hạ tên lửa mà còn cả máy bay chiến đấu và máy bay ném bom ở khoảng cách rất xa. Đó có thể là một vài yếu tố khiến S-400 được khá nhiều quốc gia ưa chuộng, trong đó có cả một thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp nguy cơ bị Mỹ trừng phạt kinh tế.

    Xe tăng T-14 Armata thế hệ mới

    Xe tăng Armata T-14. Ảnh: Getty

    Phần cứng được phát triển dựa trên nền tảng của Armata, xe tăng T-14 đánh dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển của công nghệ xe bọc thép hạng nặng của thế kỷ 21.

    T-14 là xe tăng thế hệ thứ 3 đầu tiên trên thế giới. Nó được trang bị súng nòng trơn 2A82 125mm (có khả năng tích hợp súng 2A83 152mm) với hệ thống điều khiển kỹ thuật số. Đây là xe tăng duy nhất trên thế giới không cần quân nhân điều khiển tháp pháo. Toàn bộ tổ lái sẽ ngồi trong một khoang riêng được cách ly bằng các lớp thép chống đạn mạnh mẽ. Công nghệ này cho phép giảm thiểu thiệt hại về người khi T-14 bị hỏa lực nã vào trực tiếp. Hơn nữa, lớp giáp bằng thép của T-14 có thể chịu được tên lửa chống tăng và đạn pháo.

    Ngoài ra, T-14 cũng được trang bị một hệ thống bảo vệ chủ động mới có tên là Afganit, có khả năng tiêu diệt cả mục tiêu vật lý và vô hiệu hóa chúng. Nó có bốn ăng-ten "bắt" đạn của kẻ thù khi tiếp cận và đánh bật khỏi đường bay với sự trợ giúp của laser, radar và màn khói. Nếu đạn phóng ra khỏi radar và laser, lá chắn động lực Malakhit sẽ phát huy tác dụng, bắn trúng tên lửa khi chúng tiếp cận xe tăng.

    Đối thủ gần tương đương nhất của Armata là xe tăng Abrams của Mỹ nhưng Armata có khả năng cơ động và bảo vệ an toàn tốt hơn cho phi hành đoàn. Một sự khác biệt đáng kể khác giữa hai xe tăng nằm ở hệ thống súng và tốc độ bắn của chúng. Xe tăng T-14 có khả năng bắn tới 10 viên đạn mỗi phút, bắn trúng mục tiêu ở cự ly 7 km. Trong khi đó, Abrams chỉ có thể bắn 3 viên đạn trong phạm vi 4.600 mét. với các chiến binh ở Trung Đông, 2 km này có thể tạo ra sự khác biệt.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo RBTH)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-ba-he-thong-vu-khi-manh-vo-dich-cua-nga-chua-co-doi-thu-tren-the-gioi-a259896.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan