+Aa-
    Zalo

    Các phương pháp chống lại thói 'nghiện' mạng xã hội

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Liên tục di chuyển từ facebook đến Twitter rồi Instagram… một cách vô thức, bạn có tìm thấy mình ở đâu đó trong dòng thông tin bất tận…

    Rất nhiều người đang nghiện mạng xã hội mà không biết. Liên tục di chuyển từ facebook đến Twitter rồi Instagram… một cách vô thức, bạn có tìm thấy mình ở đâu đó trong dòng thông tin bất tận…

    Với rất nhiều người, không lên mạng trực tuyến mỗi ngày đồng nghĩa với việc cảm thấy mình như là một kẻ ngoại lai với xã hội. Họ lên mạng thường xuyên đến trở thành nghiện vì nó cung cấp cho họ cảm giác được xã hội nhận định thông qua những bình luận, quan tâm. Trên thực tế, không ai phủ nhận được tác dụng thúc đẩy của những lần nhấn nút like hay share đối với “cái tôi” của mỗi người sau những bài viết được đăng tải rộng rãi.


    [poll3]1623[/poll3]


    Đầu tư quá nhiều thời gian cho các phương tiện truyền thông xã hội có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến mặt tinh thần và xã hội nghiêm trọng như chứng cô lập xã hội và lệch lạc về nhận thức. Giải pháp tốt nhất để ngăn chặn sự nghiện ngập này là cần xóa bỏ hết mọi thứ.

    Có một danh sách những điều bạn có thể làm để ngăn chặn chính mình tìm kiếm thú vui trên các phương tiện truyền thông xã hội:

    1. Giới hạn các tài khoản truyền thông xã hội


    Giảm số lượng các tài khoản bạn có trên các mạng xã hội, bạn không còn cần phải cảm thấy bị áp lực để đến với hình ảnh hoặc suy nghĩ cần chia sẻ và bạn sẽ dành ít thời gian đăng nhập hàng ngày.

    2. Loại bỏ các ứng dụng truyền thông xã hội ra khỏi Smart-phone của bạn


    Hãy đăng nhập mạng xã hội thông qua máy tính để bàn ở nhà, nơi bạn có WIFI giúp bạn giới hạn truy cập các dữ liệu và tiền bạc!

    3. Tắt ngay lập tức các thông báo pop-up hoặc thông báo


    Mỗi lần chuông tin nhắn điện thoại vang lên, bạn phần lớn sẽ kiểm tra điện thoại để rồi lại vô tình lướt qua các mạng xã hội.

    4. Thiết lập một không gian riêng dành cho những hoạt động công nghệ cao tại nhà


    Ngăn chặn tất cả các tiện ích trong khu vực bàn ăn để đảm bảo rằng trong suốt bữa ăn, bạn sẽ tham gia vào các tương tác trực tiếp với người thân. Điều này cho phép bạn dành nhiều thời gian sống có chất lượng hơn là bị phân tâm bởi điện thoại hay tin nhắn.

    5. Tìm một sở thích hoạt động ngoài trời thay thế


    Hãy tìm chọn một môn thể thao dưới nước chẳng hạn là sở thích mới cho mình. Bạn sẽ thấy mình không còn cần phải kè kè chiếc smart-phone suốt ngày bên mình nữa.

    6. Hãy tự tin về những gì bạn đăng tải


    Đừng để bị mình bị cuốn vào việc kiểm tra số lượt người thích bạn mỗi khi đăng một thông báo hay bức ảnh. Việc có một hoặc hai người “like” hay có cả tấn người “like” đâu có quan trọng bằng việc chính bạn có thích bức ảnh đó hay không nhỉ.

    7. Tải các ứng dụng hoặc đồng hồ để chặn hoặc giới hạn việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội


    Nếu bạn là kiểu người khó kiểm soát bản thân và cần phải có một ứng dụng thứ ba để giúp “giữ mình”, vậy hãy đăng nhập offtime và Breakfree (2 ứng dụng có sẵn trên android và iOS). Chúng sẽ giúp bạn hạn chế truy cập vào các ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội.

    8. Làm gương cho con em mình


    Hãy làm một tấm gương tốt cho con em mình bởi chúng sẽ làm theo cái mà chúng nhìn thấy. Nếu cha mẹ chúng suốt ngày bị phân tâm bởi các phương tiện kỹ thuật số, vậy thì lũ trẻ cũng làm như vậy luôn.

    Hãy cố gắng hết sức mình để "cai nghiện" hẳn hoặc làm giảm bớt sự phụ thuộc của bạn vào các phương tiện truyền thông xã hội. Hãy tự tin và sống một cách có ý nghĩa, dành sự chú ý tốt nhất cho con cái và người thân của bạn.

    Theo Thecoverage

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-phuong-phap-chong-lai-thoi-nghien-mang-xa-hoi-a183890.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan