+Aa-
    Zalo

    Các nhà đầu tư vẫn gắn bó với Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Chủ tịch ngân hàng Taishin Financial của Đài Loan, ông Joseph Jao, cho biết ngân hàng của ông vẫn duy trì chương trình đầu tư tại Việt Nam.

    (ĐSPL) - Chủ tịch ngân hàng Taishin Financial của Đài Loan, ông Joseph Jao, cho biết ngân hàng của ông vẫn duy trì chương trình đầu tư tại Việt Nam.
    Các nhà đầu tư vẫn gắn bó với Việt Nam

    Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn gắn bó với Việt Nam

    Trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng, Việt Nam thông báo các doanh nghiệp bị thiệt hại có thể được hoãn thời hạn đóng thuế đến hai năm. Thuế nhập khẩu và xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt được giảm, và chính quyền cam kết cung ứng lao động nếu cần thiết. Theo báo Pháp Le Monde số ra ngày 23/5, đồng tiền Việt Nam đã ổn định trở lại từ hôm 13/5 và thị trường chứng khoán bắt đầu lấy lại sức.
    Ông Joseph Jao nói: “Có hy vọng rất lớn là tình hình sẽ yên tĩnh trở lại sau các vụ lộn xộn, vì đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam”.
    Có đến 60\% luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là từ ba nước: Nhật Bản (34\%), Đài Loan (16\%), Singapore (10\%). Trung Quốc đứng hàng thứ 8 với 2\% tổng đầu tư trực tiếp, theo Sopanha Sa, nhà kinh tế của ngân hàng Société Générale. Đầu tư trực tiếp chiếm vai trò hết sức quan trọng đối với tăng trưởng của Việt Nam (tăng 5\% vào quý 1 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái). Sản xuất công nghiệp tăng 7\% kể từ đầu năm, và Việt Nam rất cần vốn để cải thiện cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cảng…, cung ứng năng lượng cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình.
    Tác giả bài viết đăng trên báo Le Monde ngày 23/5, nhà kinh tế Mahamoud Islam (Euler Hermès), nhận định “không ai có lợi khi tình hình bị xấu đi”.  
    Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu hướng ngoại: xuất khẩu chiếm đến 90\% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ông Islam nhận xét: “Với lực lượng lao động trẻ, giá rẻ và 90\% có trình độ văn hóa cơ bản, quốc gia này có thể trở thành một trung tâm sản xuất cho Nhật Bản và Trung Quốc”. Việt Nam sẽ có lợi nếu duy trì các ưu điểm của mình.
    Tuy vậy theo Le Monde, tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản, và tại Biển Đông giữa Trung Quốc với nhiều quốc gia thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam và Philippines, vẫn là nguồn gốc gây căng thẳng thường xuyên.
    Nhà kinh tế Luca Silipo, phụ trách châu Á của Natixis nhận định, vấn đề trên tạo ra “một bối cảnh nguy hiểm tiềm tàng”. Ông phân tích: Cho đến cách đây 2-3 năm, hợp tác kinh tế tăng lên giữa các nước trong khu vực, tất cả đều là những mắt xích trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Nhưng ý đồ thay đổi mô hình kinh tế của Trung Quốc để nâng lên một cấp cao hơn đã làm mất ổn định thế cân bằng trước đó. Với sự thay đổi mô hình tăng trưởng của Trung Quốc, sẽ có ít việc làm hơn đối với một số nước và chuỗi sản xuất thế giới sẽ bị rối loạn nặng nề. Nhiều quốc gia trong khu vực sẽ không còn ở thế đôi bên cùng có lợi. Sẽ có ít khuyến khích hơn trong việc hợp tác và có nhiều không gian cho căng thẳng về địa chính trị hơn”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-nha-dau-tu-van-gan-bo-voi-viet-nam-a34133.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan