+Aa-
    Zalo

    Cả nhà đều mắc ung thư do duy trì thói xấu này suốt 30 năm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhiều bà vợ đã phải trả giá đắt khi thuận theo, để chồng tự do thoải mái theo sở thích cá nhân, khiến cả hai người, thậm chí cả gia đình rước lấy căn bệnh ung thư.

    Nhiều bà vợ đã phải trả giá đắt khi thuận theo, để chồng tự do thoải mái theo sở thích cá nhân, khiến cả hai người, thậm chí cả gia đình rước lấy căn bệnh ung thư.

    Ung thư theo gia đình đang gia tăng

    Một gia đình người Mỹ mà tất cả các thành viên đều mắc căn bệnh ung thư dạ dày.

    Bác sĩ Hu Runlei, phó giám đốc Khoa Phẫu thuật lồng ngực, một bệnh viện ở Hàng Châu (Trung Quốc) kể về một trường hợp như sau.

    Một bệnh nhân của Hu là Xiao Zhang, người từng phẫu thuật khối u ung thư trong phổi có đường kính 1cm, đã gọi điện cho ông và nói rằng bố mẹ vợ anh ta cũng phát hiện mắc ung thư phổi giai đoạn đầu.

    Xiao Zhang muốn bác sĩ Hu điều trị và làm phẫu thuật cho cả hai.

    "Bác sĩ thấy đấy. Vấn đề của chúng tôi bắt nguồn từ việc hút thuốc hàng thâp kỷ nay của chồng tôi", bà Tần, mẹ vợ của Xiao Zhang, đã nói với Hu khi hai bên gặp nhau.

    Theo bác sĩ Hu, đây là "cặp đôi ung thư" thứ năm mà ông gặp phải gần đây.

    "Do thói quen sống sai lầm, ô nhiễm môi trường và các yếu tố khác, đã khiến cả hai vợ chồng đều mắc căn bệnh ung thư thổi. Hện tượng này đang ngày càng nhiều hơn, thậm chí lan ra cả các thành viên khác trong gia đình", bác sĩ Hu Runlei nói.

    Dữ liệu từ các nghiên cứu dịch tễ học về khối u cho thấy hiện tượng "ung thư gia đình" đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Việc phòng ngừa hiện tượng này đang trở nên bức thiết cho các gia đình.

    Các yếu tố dẫn đến nguyên nhân khiến cả hai vợ chồng cùng bị ung thư phổi

    Các bác sĩ đã tổng hợp lại các yếu tố có thể khiến một cặp vợ chồng cùng bị ung thư phổi như sau:

    1. Khói thuốc

    Khi một trong hai người hút thuốc, khả năng cặp đôi đồng thời bị ung thư phổi sẽ tăng cao hơn nhiều.

    2. Môi trường sống chung

    Một lượng lớn bồ hóng bám vào đồ đạc do quá trình nấu ăn tại nhà, chất formaldehyd, benzen có trong vật liệu xây dựng nhà và chất helium trong đá cẩm thạch đều có thể gây ung thư.

    3. Ô nhiễm không khí

    Khi một cặp vợ chồng cùng hít thở không khí bị ô nhiễm, khả năng họ bị mắc ung thư phổi là rất lớn.

    "Cũng có một vài cặp vợ chồng bị ung thư phổi mặc dù không hút thuốc, nhưng cuộc hôn nhân của họ lại rất căng thẳng. Họ luôn phải sống trong bầu không khí rất đè nén khi ở nhà", Hu Runlei nói đến trường hợp suy giảm khả năng miễn dịch dẫn tới ung thư do tức giận và stress.

    Hiện tượng cặp đôi ung thư đang diễn ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường là ở độ tuổi trên 40, đặc biệt là các cặp vợ chồng già trên 60 tuổi. Càng lớn tuổi, tỷ lệ mắc căn bệnh nan y này càng cao.

    Khoảng 50% phụ nữ bị ung thư phổi do hít phải khói thuốc lá của người khác

    50% phụ nữ mắc ung thư phổi do hít phải khói thuốc lá từ những người xung quanh.

    Hiện nay, căn bệnh ung thư phổi đang đứng đầu trong những ca tử vong và có tỷ lệ người mắc nhiều nhất ở Trung Quốc. Ung thư phổi liên quan chặt chẽ đến việc hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc.

    Giáo sư Mao Weimin, thành viên thường vụ của Ủy ban Chuyên môn về Ung thư Phổi, thuộc Hiệp hội Chống Ung thư Trung Quốc và là chuyên gia phẫu thuật lồng ngực tại bệnh viện Ung thư Chiết Giang, cho biết: "Về mặt lâm sàng, hầu hết bệnh nhân ung thư phổi đều có tiền sử hút thuốc, chiếm 9/10 bệnh nhân ung thư phổi là nam giới. Tuy nhiên thay đổi đáng kể nhất trong vòng 5 năm qua là số phụ nữ mắc bệnh ung thư phổi cũng đang tăng. Khoảng 50% phụ nữ bị ung thư phổi có liên quan đến những người hút thuốc xung quanh họ. Cũng có một số phụ nữ bị ung thư phổi có liên quan đến khói nhà bếp."

    Hàng trăm trong số hơn 7.000 thành phần hóa học trong khói thuốc lá có gây hại cho con người. Đến năm 2000, 69 chất gây ung thư trong đó đã được xác định.

    Việc hút thuốc không chỉ gây hại cho chính người hút mà còn vô tình làm tăng sự tiếp xúc của người khác với khói thuốc lá khác trực tiếp hoặc gián tiếp (dư lượng khói thuốc lá còn sót lại trên quần áo, tường, thảm, đồ nội thất, và thậm chí cả tóc và da sau khi hút thuốc)

    Ung thư theo gia đình ngày càng phổ biến

    Mỹ cho công bố "Báo cáo dữ liệu ung thư Hoa Kỳ 2018", trong đó khái niệm "ung thư gia đình" đã được đề xuất.

    Liên quan đến hiện tượng này, bác sĩ Yu Changxuan, trưởng khoa Ung bướu, bệnh viện Đại học Y khoa miền Nam, cho biết ở một số gia đình, một người bị ung thư và các thành viên khác cũng có thể bị mắc căn bệnh tương tự. Thành viên gia đình không chỉ giới hạn ở vợ chồng, mà còn bao gồm cả cha, con, anh chị em.

    Liu Jingping, giám đốc khoa ung thư của bệnh viện Điện lực Bắc Kinh, từng kể về một trường hợp mẹ bệnh nhân của ông từng chết vì ung thư gan 15 năm trước. Trong những năm gần đây, lần lượt anh trai, chị gái và chính anh ta cũng đã phát hiện mắc ung thư gan.
    Mặc dù hiện chưa có số liệu thống kê rõ ràng ở Trung Quốc, nhưng tại các phòng khám đã ghi nhận được rất nhiều trường hợp như vậy.

    Trên các phương tiện truyền thông, thông tin về việc cả gia đình bị ung thư cũng không phải là hiếm. Chẳng hạn như vừa rồi báo chí đăng tin cả một gia đình 4 người đều bị ung thư. Hai vợ chồng bị ung thư gan, hai người còn lại mắc ung thư dạ dày. Có nhiều trường hợp chị em gái hay mẹ và con gái đều bị ung thư vú...

    Sự hình thành của những cặp đôi ung thư hay gia đình ung thư không phải là ngẫu nhiên, nó có liên quan đến lối sống, môi trường chung của gia đình, theo yếu tố di truyền và truyền nhiễm.

    Cần xây dựng một kế hoạch phòng chống ung thư cho cả gia đình

    Cần xây dựng kế hoạch phòng chống ung thư toàn diện cho cả gia đình.

    Trước tình trạng này, việc tìm hiểu kiến ​​thức phòng chống ung thư nên là điều bắt buộc đối với mọi người. Mỗi gia đình cần chủ động lên kế hoạch chống căn bệnh ung thư như sau:

    1. Làm trong sạch bầu không khí tại gia đình

    Khi trang trí nhà cửa, hãy cố gắng sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường. Khói nhà bếp nên được hút thải ra bên ngoài, và luôn nhớ phải bật máy hút mùi khi nấu ăn. Trong nhà có người hút thuốc lá thì nên lên kế hoạch cai thuốc.

    2. Chú ý chế độ ăn uống

    Người hay nấu ăn cần lập ra một "trạm kiểm soát" về thực phẩm cho cả gia đình: Luôn ý thức về việc cân bằng dinh dưỡng; hạn chế dùng muối và đường; thay thế lương thực chính bằng ngũ cốc và hạt nguyên cám; sử dụng phương pháp nấu hấp và luộc là chủ yếu.

    3. Lập lịch trình thể thao mỗi tuần

    Nên có ít nhất 3 ngày mỗi tuần là "Ngày thể thao gia đình". Mọi người đều đến công viên để đi bộ, chạy bộ hoặc chơi cầu lông, bóng rổ... Các thành viên vừa tập thể dục, vừa tăng cường giao lưu cảm xúc.

    4. Kế hoạch khám sức khỏe định kì cho gia đình

    Đảm bảo mỗi thành viên đều được kiểm tra sức khỏe định kì hàng năm. Phụ nữ nên tự kiểm tra ngực thường xuyên để phát hiện sớm căn bệnh ung thư vú.

    Minh Khôi(Theo Sohu)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ca-nha-deu-mac-ung-thu-do-duy-tri-thoi-xau-nay-suot-30-nam-a276745.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan