(ĐSPL) - Hàng xóm của “bức tường” giá 1 tỷ cho hay: “Ông Châm nói chúng tôi nếu mua mảnh đất của gia đình ông thì giá trị nhà sẽ tăng lên nhiều lần, giá 23 tỷ. Tuy nhiên, chỉ có giá trị nếu chúng tôi bán đi, còn gia đinh tôi không bán vì đây là đất tổ tiên,là nơi thờ tự nên chúng tôi không thể bán được."
[mecloud]QzDoAFOCvr[/mecloud]
Bức tường có diện tích 1,7 m2, chiều rộng chỉ 14 cm nhưng lại được rao bán với giá hơn 1 tỷ đồng trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội hiện vẫn đang là chủ đề "nóng" được dư luận quan tâm.
Vietnamnet đưa tin, thửa đất 1,7 m2 giá 1 tỷ trên là của gia đình ông Nguyễn Phương Châm (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là chút ít còn lại của mảnh đất có diện tích 60,2 m2 trước khi mở đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài.
Trao đổi với Tri thức trực tuyến, chủ nhân số điện thoại ghi trên mẩu rao vặt cho biết, bức tường nằm trên mảnh đất do gia đình ông sở hữu. "Việc mua bán cũng như giá cả như thế nào chúng tôi đều làm đúng theo luật pháp", người này trả lời khi được hỏi về việc mua bán bức tường 1 tỷ.
Trao đổi trên Dân Việt, chủ sở hữu bức tường giá 1 tỷ trên nói thêm, sau khi giải phóng mặt bằng từ ngôi nhà mặt đường hơn 60m2, ông được trả lại 1,7m2. Trên mảnh đất này ông không xây nhà siêu mỏng siêu méo, nên đã rao bán.
Ông phân tích, nếu mua lại bức tường, ngôi nhà phía trong nghiễm nhiên trở thành nhà mặt đường. Từ đó, giá đất cũng tăng vọt lên rất nhiều lần. Cụ thể, theo tìm hiểu của ông, mảnh đất của nhà bên trong ban đầu “trăm triệu không ai mua”, nếu trở thành đất mặt đường sẽ có giá 350 triệu đồng/m2.
“Nếu tôi cứ để bức tường đó, hay cho thuê là cái biển quảng cáo thì mảnh đất bên trong có giá trị rất thấp. Nếu mua lại bức tường này, mảnh đất bên trong tăng giá trị lên nhiều lần. Nếu tính 350 triệu đồng/m2 thì mảnh đất bên trong bán được 23 tỷ đồng. Do vậy, nếu họ mua bức tường của tôi 1 tỷ đồng vẫn rẻ”, ông này phân tích.
Mới đây, gia đình bà mới “ra” khỏi danh sách hộ nghèo, do tiêu chí đánh giá hộ nghèo thay đổi. Đấy cũng là lý do chính khiến bà Hợi chưa thể mua lại “bức tường” để ra mặt đường. |
Phân tích ở khía cạnh khác, ông này cho hay, quy đổi theo cách tính thị trường “1m mặt đường ăn 4m trong ngõ”. Như vậy, bức tường 1,7m2 đất mặt đường tương đương với 6,8m2 đất bên trong. Như vậy, với 6,8m2 với giá thị trường 350 triệu/m2 bức tường trên có giá hơn 2,3 tỷ đồng.
“Trong khi đó, tôi chỉ bán có 1 tỷ đồng, như vậy rẻ chưa bằng nửa giá trị thị trường”, chủ nhân bức tường cho hay.
Tuy nhiên, cũng trao đổi trên Vietnamnet, hàng xóm của “bức tường” là gia đình bà Hợi cho hay: “Ông Châm nói chúng tôi nếu mua mảnh đất của gia đình ông thì giá trị nhà sẽ tăng lên nhiều lần, giá 23 tỷ. Tuy nhiên, chỉ có giá trị nếu chúng tôi bán đi, còn gia đinh tôi không bán vì đây là đất tổ tiên,là nơi thờ tự nên chúng tôi không thể bán được.
Mức giá ông Châm đưa ra quá cao với khả năng của tôi. Nếu ông Châm đồng ý mức tiền từ 100 triệu trở xuống thì tôi còn cố gắng chạy vạy để mua” – bà Hợi cho biết.
Được biết, gia đình bà Hợi là hộ dân thuộc nhóm hộ nghèo của phường Quan Hoa. “Điều kiện kinh tế của bà Hợi rất khó khăn. Mới đây, gia đình bà mới “ra” khỏi danh sách hộ nghèo, do tiêu chí đánh giá hộ nghèo thay đổi. Đấy cũng là lý do chính khiến bà Hợi chưa thể mua lại “bức tường” để ra mặt đường được” – chủ tịch phường Quan Hoa, Nguyễn Minh Tuyên trao đổi với Vietnamnet.
Liên quan đến bức tường 1 tỷ, một số nguồn tin dẫn lời lãnh đạo phường Quan Hoa cho hay, các trường hợp nhà “siêu mỏng, siêu méo” của dự án tuyến đường “đắt nhất hành tinh” dài gần 600m, tổng kinh phí gần 1.000 tỷ đồng, nếu không đủ điều kiện cấp phép xây dựng sẽ bị thu hồi tuyệt đối.
Giá tiền thu hồi những trường hợp này, theo khung bảng giá đất được áp tại quận Cầu Giấy, sẽ ở mức giá 16tr đồng/m2.
Theo bảng giá đất thu hồi của Nhà nước, chủ nhân bức tường đang rao bán 1 tỷ sẽ là chỉ nhận được 27,2 triệu đồng.
Ngọc Anh(Tổng hợp)