+Aa-
    Zalo

    Bộ Y tế “bắt tay” hai bộ mang nước sạch, vệ sinh về với nông thôn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bộ Y tế cùng Bộ NN& PTNT, Bộ Giáo dục & Đào tạo và các bộ ngành liên quan tích cực đẩy mạnh tiến độ thực hiện chương trình Mở rộng quy mô về sinh và nước sạch nông thôn.

    Bộ Y tế cùng Bộ NN& PTNT, Bộ Giáo dục & Đào tạo và các bộ ngành liên quan tích cực đẩy mạnh tiến độ thực hiện chương trình Mở rộng quy mô về sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả.

    Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng thế giới đã bước đầu đạt được kết quả đáng ghi nhận tại 21 tỉnh.

    Chương trình này thực hiện ở 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ giai đoạn 2016-2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số1415/QĐ-TTg.

    Vệ sinh nông thôn được cải thiện nhờ chương trình này.

    Mục tiêu của Chương trình đạt 235.000 đấu nối cấp nước; 680 xã đạt vệ sinh toàn xã; Số nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình được xây mới hoặc cải tạo khoảng 400.000; Số công trình vệ sinh công cộng được xây mới hoặc cải tạo 2.650 công trình; Giảm mạnh phóng uế bừa bãi và tăng mạnh tỷ lệ dân số thường xuyên thực hành hành vi vệ sinh tốt.

    Chương trình được thiết kế gồm có 3 hợp phần. Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn; Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn; Hợp phần 3: Nâng cao năng lực truyền thông, giám sát, đánh giá. Bộ Y tế là cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lý, điều phối chung thực hiện Hợp phần 2; Vệ sinh nông thôn và các hoạt động thay đổi hành vi về vệ sinh của Hợp phần 3.

    6 tháng đầu năm 2018, Bộ Y tế đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Ban điều phối hướng dẫn các tỉnh đăng ký kiểm đếm kết quả đầu ra năm 2017.

    Kết quả sơ bộ kiểm đếm kết quả đầu ra công tác đảm bảo vệ sinh năm 2017 cho thấy, việc đạt vệ sinh thôn xóm là 25/188 xã (13%). Trong đó, số xã đạt tiêu chí hộ gia đình có nhà tiêu được cải thiện: 52 xã; Có chỗ rửa tay với xà phòng: 57 xã; Trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh: 31 trạm.

    Về tiến độ lập kế hoạch năm 2018, tính đến 20/8 đã có 7 tỉnh đã phê duyệt chương trình gồm Đắk Lắk, Lạng Sơn, Yên Bái, Sơn La, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng. Trong khi đó, 14 tỉnh đang trình phê duyệt là Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Điện Biên, Gia Lai, Hòa Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Nông, Phú Thọ, Lào Cai, Thái Nguyên.

    Kết quả giải ngân nguồn vốn của Bộ Y tế tính đến tháng 8/2018 là 10% so với kế hoạch, chủ yếu cho các hoạt động hội thảo tập huấn, các hoạt động phối hợp với các đơn vị để truyền thông, kiểm tra giám sát.

    Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành Trung ương và UBND 21 tỉnh trong việc quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Hiện nay các cơ quan chuyên môn và địa phương đang tích cực các bước để triển khai chương trình một cách hiệu quả.

    Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng cho biết, chương trình nước sạch nông thôn là một dự án rất quan trọng và có ý nghĩa bởi mục tiêu lớn nhất của dự án là hỗ trợ cấp nước sạch nông thôn cho các tỉnh khó khăn nhất, gồm 14 tỉnh miền núi phía Bắc, 5 tỉnh Tây Nguyên và 2 tỉnh Nam Trung bộ. Dự án đã được ký kết hơn hai năm và trong thời gian thực hiện đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân khai nguồn vốn, khó khăn về cơ chế chính sách do dự án được hình thành khi Luật Đầu tư công đang được triển khai với rất nhiều điểm mới dẫn đến việc chậm thực hiện chương trình. Ngoài ra, năng lực triển khai thực hiện của nhiều địa phương còn hạn chế.

    Bên cạnh vấn đề nước sạch, việc đảm bảo vệ sinh nguồn nước, quản lý chất thải cũng cần đặc biệt chú trọng ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, xa. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), hiện nay trên toàn thế giới có hàng tỉ người chưa có nhà vệ sinh, 892 triệu người đang phóng uế bừa bãi, 4,5 tỉ người không có nhà vệ sinh an toàn, 1,8 tỉ người sử dụng nguồn nước có thể bị nhiễm chất thải người và 62.5% người không được tiếp cận với điều kiện vệ sinh an toàn. Điều này đồng nghĩa với việc một khối lượng lớn chất thải từ con người không được thu gom, xử lý dẫn đến ô nhiễm nguồn đất, nước.

    Nguồn nước và vệ sinh nông thôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống

    Theo báo cáo tổng hợp từ 63 tỉnh, thành phố năm 2017, tỉ lệ nhà vệ sinh đúng chuẩn tại nông thôn tăng lên gần 12,8% trong vòng 10 năm, góp phần giảm tỉ lệ mắc các bệnh liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường, ngăn chặn được các bệnh dịch nguy hiểm.

    Đến nay, 100% tỉnh/thành phố trên cả nước tổ chức phát động và xây dựng kế hoạch triển khai phong trào vệ sinh yêu nước. Các tỉnh/thành phố đã triển khai công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân nông thôn về sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hành các hành vi vệ sinh và bảo vệ môi trường, góp phần đạt mục tiêu có 67% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, 94% trạm y tế đã có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.

    Vì vây, chương trình Mở rộng quy mô về sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện đời sống cư dân ở những vùng được hưởng lợi từ chương trình.

    Hữu Bằng

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-y-te-bat-tay-hai-bo-mang-nuoc-sach-ve-sinh-ve-voi-nong-thon-a258004.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan