+Aa-
    Zalo

    Bỏ túi những kinh nghiệm phỏng vấn xin việc, sinh viên năm cuối nên tham khảo

    (ĐS&PL) - Dưới đây là một số kinh nghiệm phỏng vấn dành cho sinh viên năm cuối, bạn có thể tham khảo để có sự chuẩn bị tốt nhất.

    Với bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, sinh viên luôn cần chuẩn bị cho mình hành trang thật tốt trước khi ra trường nếu muốn tìm được công việc phù hợp và nhà tuyển dụng đánh giá cao ngay khi vừa ra trường.

    Dưới đây là một số kinh nghiệm phỏng vấn dành cho sinh viên năm cuối, bạn có thể tham khảo để có sự chuẩn bị tốt nhất.

    Lựa chọn quy mô công ty phù hợp với bản thân

    Nếu bạn chọn nơi bắt đầu công việc là công ty lớn, bạn hãy xác định rằng có thể thời gian  phải chờ đợi sẽ lâu hơn và khó trúng tuyển. Vì doanh nghiệp lớn thường đòi hỏi trình độ, kỹ năng rất cao và bạn phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên giàu kinh nghiệm khác.

    Tuy nhiên, nếu chọn nơi bắt đầu công việc là những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, xác suất xin việc thành công sẽ cao hơn. Dù cơ hội phát triển và mức lương ở những doanh nghiệp này chênh lệch nhiều so với doanh nghiệp lớn, nhưng bạn vẫn có thể học hỏi và tích lũy không ít kinh nghiệm tại đây.

    Sinh viên nên dành từ 1 - 3 năm cho việc tích lũy kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển sự nghiệp sau này.

    bo tui nhung kinh nghiem phong van xin viec hieu qua sinh vien nam cuoi nen tham khao2
    Bỏ túi những kinh nghiệm phỏng vấn xin việc hiệu quả, sinh viên năm cuối nên tham khảo.

    Tìm hiểu về công ty và đến phỏng vấn đúng giờ

    Trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn nên ghi nhớ những thông tin cần thiết về công ty và lĩnh vực kinh doanh, cũng như nhấn mạnh thành tựu đã đạt được. Điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao tính trung thực cũng như sự chuẩn bị của bạn trong quá trình xin việc.

    Đặc biệt, hãy cân nhắc thời gian đến buổi phỏng vấn đúng giờ hoặc đến sớm 15 phút trước khi buổi phỏng vấn diễn ra. Nên lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp với vị trí ứng tuyển khi đi phỏng vấn. Khi tham gia phỏng vấn, hãy lắng nghe kỹ lưỡng và trả lời câu hỏi nhanh chóng, bình tĩnh, và roc ràng. 

    Viết CV xin việc

    CV xin việc là một trong những yếu tố quan trọng định đoạt mức độ thành công của ứng viên. Đối với nhà tuyển dụng, CV không chỉ là bản thông tin về quá khứ mà còn giúp họ đánh giá rõ nhu cầu và khả năng của ứng viên đối với công việc tuyển dụng. 

    Trong CV xin việc, bạn nên trình bày cụ thể các bằng cấp chứng chỉ và kinh nghiệm đã tích lũy được khi đi học. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được bạn đã cố gắng và nỗ lực như thế nào trong suốt thời gian qua.

    Không chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn, trong CV xin việc bạn nên đề cập thêm một số kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng mềm bản của bản thân. Một trong những kỹ năng ghi điểm đối với nhà tuyển dụng đó là kỹ năng lãnh đạo, hoạt động xã hội, xử lý tình huống, làm việc nhóm.

    Luôn giữ vững sự tự tin

    Trong quá trình phỏng vấn hãy tự tin trả lời mọi câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra và nhấn mạnh vào những nội dung quan trọng. Đi đôi với đó là bạn cần phải có tinh thần học hỏi, sẵn sàng chinh phục thử thách và dám đưa bản thân ra khỏi vùng an toàn.

    Việc đem đến một hình ảnh và tinh thần trà đầy năng lượng trong quá trình trả lời phỏng vấn, sẽ giúp bạn tạo thiện cảm tốt với nhà tuyển dụng.

    bo tui nhung kinh nghiem phong van xin viec hieu qua sinh vien nam cuoi nen tham khao1
    Bỏ túi những kinh nghiệm phỏng vấn xin việc hiệu quả, sinh viên năm cuối nên tham khảo.

    Nêu ra lí do thuyết phục nhà tuyển dụng

    Một trong những câu hỏi ứng viên hay nhận được nhiều nhất là “Vì sao bạn chọn công ty chúng tôi?” hay “Vì sao bạn chọn công việc này?”. Để trả lời tốt câu hỏi này, ứng viên cần tìm thông tin chi tiết về doanh nghiệp và vị trí công việc tuyển dụng.

    Với một người không có quá nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất là tìm hiểu sâu thông tin về doanh nghiệp nhiều hơn các ứng viên khác. Điều này thể hiện sự quyết tâm cống hiến và khả năng mang lại giá trị cho doanh nghiệp. 

    Đồng thời, qua đó cũng thể hiện bạn là một người có nhận thức sâu sắc về bản thân và nghề nghiệp mà mình đang theo đuổi.

    Chủ động đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng

    Ngoài trả lời câu hỏi do nhà tuyển dụng đưa ra, ứng viên cần phải biết cách phản biện trong quá trình phỏng vấn, không được im lặng và chỉ biết gật đầu. Thay vào đó, bạn hãy đưa ra  những câu hỏi cho nhà tuyển dụng trong thời điểm phù hợp.

    Việc đặt những câu hỏi với nhà tuyển dụng sẽ giúp làm sáng tỏ những điều bạn chưa rõ. Đồng thời, khi bạn tự tin và đưa ra những chứng kiến cùng tâm thế sẵn sàng học hỏi, lĩnh hội những điều chưa biết sẽ là cách giúp bản thân ghi điểm hiệu quả với nhà tuyển dụng.

    Trên đây là những kỹ năng xin việc hiệu quả dành cho những bạn sinh viên năm cuối. Ngoài ra, sinh viên cần trang bị thêm cho mình một số kỹ năng mềm và các chứng chỉ cần thiết ngay từ sớm để giúp quá trình xin việc diễn ra thuận lợi hơn.

    Như Quỳnh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-tui-nhung-kinh-nghiem-phong-van-xin-viec-sinh-vien-nam-cuoi-nen-tham-khao-a615347.html
    Chưa có kinh nghiệm, đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì?

    Chưa có kinh nghiệm, đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì?

    Chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp và chưa có kinh nghiệm. Muốn vượt qua vòng phỏng vấn bạn cần có những “chìa khóa” đủ để tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng. Bạn không chỉ cần nổi bật mà còn cần khác biệt để khiến nhà tuyển dụng “quên đi’” việc bạn là ứng viên mới, chưa có kinh nghiệm.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chưa có kinh nghiệm, đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì?

    Chưa có kinh nghiệm, đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì?

    Chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp và chưa có kinh nghiệm. Muốn vượt qua vòng phỏng vấn bạn cần có những “chìa khóa” đủ để tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng. Bạn không chỉ cần nổi bật mà còn cần khác biệt để khiến nhà tuyển dụng “quên đi’” việc bạn là ứng viên mới, chưa có kinh nghiệm.