+Aa-
    Zalo

    Bộ Tư pháp lý giải về đề xuất công chứng viên được hành nghề đến 70 tuổi

    (ĐS&PL) - Tại cuộc họp báo của Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp lý giải nguyên do giới hạn 70 tuổi đối với công chứng viên trong Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

    Trao đổi với báo chí, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, ông Lê Xuân Hồng cho biết, Luật Công chứng hiện hành không quy định giới hạn tuổi hành nghề công chứng. Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đưa vào giới hạn độ tuổi là 70 tuổi nhằm nâng cao chất lượng công chứng viên.

    Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật, khi quy định về tiêu chuẩn công chứng viên, Điều 8 dự thảo Luật bổ sung điều kiện “không quá 70 tuổi và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng”.

    Ông Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp.

     Ông Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp.

    Để bảo đảm tính ổn định của hoạt động công chứng, dự thảo Luật quy định chuyển tiếp đối với công chứng viên trên 70 tuổi đang hành nghề công chứng tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục hành nghề công chứng trong thời hạn tối đa là hai năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

    Quy định này được lý giải nhằm tránh tình trạng giảm đột ngột số lượng công chứng viên hành nghề, bảo đảm có thời gian chuyển tiếp để bổ nhiệm công chứng viên thay thế số lượng công chứng viên trên 70 tuổi thôi hành nghề.

    “Công việc công chứng yêu cầu cao về tính xác thực hợp đồng giao dịch, do đó đòi hỏi năng lực trí tuệ, trí lực, công chứng viên cần đảm bảo điều kiện về sức khỏe và sự minh mẫn. Việc quy định giới hạn tuổi nhằm đảm bảo sức khỏe để đảm nhiệm công việc bởi công chứng viên không phải nghề kinh doanh tự do mà là dịch vụ công được nhà nước ủy nhiệm”, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng thông tin.

    Theo số liệu Tổng cục thống kê thì tuổi thọ trung bình người Việt Nam trên dưới 73 tuổi.  Các văn phòng công chứng thuộc Nhà nước thì các công chứng viên đến 60 hoặc 62 tuổi thì nghỉ hưu. Do đó, quy định giới hạn tuổi công chứng viên ở các văn phòng công chứng xã hội hóa tối đa 70 tuổi cũng là phù hợp. 

    Ông Hồng cũng cho hay, công chứng viên hành nghề hiện nay từ 70 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa đến 10%.  Ngoài ra, Dự thảo luật cũng có điều khoản chuyển tiếp, cho phép các công chứng viên trên 70 tuổi đang hành nghề tại thời điểm Luật có hiệu lực thì được tiếp tục hành nghề thêm hai năm nữa.

    “Công chứng là dịch vụ công cơ bản, không phải hoạt động kinh doanh bình thường nên dù xã hội hóa nhưng vẫn phải tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng công chứng viên. Giới hạn 70 tuổi cũng là thông lệ quốc tế nhiều nước áp dụng”, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng thông tin.

    Cũng theo ông Hồng, công chứng là dịch vụ công cơ bản, không phải hoạt động kinh doanh bình thường nên dù xã hội hóa nhưng vẫn phải tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng công chứng viên. 

    “Dự thảo luật cũng sẽ tăng cường quản lý hoạt động công chứng trong bối cảnh xã hội hóa với việc đưa ra quy chuẩn kỹ thuật tiêu chuẩn khi phát triển tổ chức hành nghề công chứng tăng cường tự quản của hội công chứng, hiệp hội công chứng”, ông Lê Xuân Hồng nói tại buổi họp báo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bo-tu-phap-ly-giai-ve-e-xuat-cong-chung-vien-uoc-hanh-nghe-en-70-tuoi-a413202.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan