+Aa-
    Zalo

    Bộ Tư pháp đề xuất có không quá 5 Thứ trưởng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ này. Theo đó, Bộ Tư pháp sẽ có không quá 5 Thứ trưởng....

    (ĐSPL) - Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ này. Theo đó, Bộ Tư pháp sẽ có không quá 5 Thứ trưởng, trừ trường hợp đặc biệt được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ.

    Theo dự thảo, Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật, bổ trợ tư pháp...  quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

    Dự thảo cũng bổ sung một số nhiệm vụ mới cho Bộ Tư pháp như: Thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và ý kiến của Chính phủ đối với kiến nghị về luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật” để phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

    Trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam. (Ảnh: Bộ Tư pháp)

    Đồng thời, dự thảo còn bổ sung nhiệm vụ: “Quản lý nhà nước đối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật” để phù hợp với quy định tại Điều 22 Nghị định số 52/2015/NĐ-CP; “Làm thường trực công tác cải cách tư pháp của Chính phủ; thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”.

    Về cơ cấu cấu tổ chức, Bộ Tư pháp đề xuất 2 phương án. Phương án thứ nhất là giữ nguyên mô hình tổ chức của Bộ như hiện nay, bổ sung các đơn vị thuộc Bộ mới được thành lập sau Nghị định số 22/2013/NĐ-CP và đề xuất chuyển đổi mô hình hoạt động của Vụ Kế hoạch – Tài chính thành Cục Kế hoạch – Tài chính. Phương án thứ hai là bổ sung các đơn vị thuộc Bộ mới được thành lập sau Nghị định số 22/2013/NĐ-CP, đề xuất thành lập lập Tổng cục xây dựng pháp luật trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị xây dựng pháp luật thuộc Bộ Tư pháp và đề xuất chuyển đổi mô hình hoạt động của Vụ Kế hoạch – Tài chính thành Cục Kế hoạch – Tài chính.

    Bộ Tư pháp có không quá 5 Thứ trưởng, trừ trường hợp đặc biệt được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ.

    Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục xây dựng pháp luật, Tổng cục Thi hành án dân sự và ban hành danh sách đơn vị sự nghiệp công lập khác hiện có trực thuộc Bộ.

    Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-tu-phap-de-xuat-co-khong-qua-5-thu-truong-a172962.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan