Việc sản lở nghiêm trọng tại một số tỉnh miên Trung trong thời gian vừa qua là do liên quan đến cực đoan của thời tiết, lượng mưa quá lớn, kéo dài tác động đến địa chất, không liên quan đến vận hành của các nhà máy thuỷ điện.
Bộ trưởng bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Tiền Phong |
Chiều 4/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội 2020, kế hoạch 2021.
Tại phiên họp, Bộ trưởng bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã phát biểu, giải trình thêm về những hạn chế, tiêu cực của thủy điện - vấn đề đang được nhiều ĐBQH, cử tri quan tâm.
Bộ trưởng bộ Công Thương cho biết, cả nước hiện có 429 thủy điện ở các quy mô khác nhau. Các thủy điện trên là nguồn năng lượng quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Từ lâu vấn đề thủy điện rất được các cơ quan chức năng quan tâm bởi cả những những mặt tích cực và những vẫn đề tiêu cực còn đang tồn tại. Bởi trên thực tế ngoài chức năng phát điện, theo ông Tuấn Anh, thủy điện còn có tác dụng tích nước và tùy thuộc công suất có thể cắt giảm lũ. Nhưng nó cũng có tác động đến môi trường, nước, đất.
Hàng năm các cơ quan chức năng đều thực hiện kiểm tra, giám sát đầy đủ về độ an toàn, cũng như việc tham gia phòng chống lũ bão của các thủy điện, kiểm soát chặt chẽ việc phát triển thủy điện, không cho xâm phạm rừng tự nhiên, không bổ sung dự án thủy điện nào nếu sử dụng đến đất rừng tự nhiên.
Với các dự án thủy điện vừa và nhỏ, Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết, đã đưa khỏi quy hoạch 472 dự án, 8 dự án thủy điện bậc thang và 213 vị trí tiềm năng làm thủy điện.
Trả lời những ý kiến đề nghị đánh giá, thủy điện ảnh hưởng đến thế nào về ngập lụt, sạt lở đất, Bộ trưởng bộ Công Thương cho biết, qua quá trình kiểm tra thực tế tại các địa phương bị thiên tai vừa qua như Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, việc sạt lở đất gây tác hại nghiêm trọng là do yếu tố thời tiết, lượng mưa quá lớn, kéo dài tác động đến địa chất gây ra sạt lở nghiêm trọng chứ không liên quan đến vận hành của các nhà máy thuỷ điện.
Trong thời gian tới, bộ Công Thương sẽ tăng cường hơn nữa công tác quản lý, làm việc với các địa phương và các bộ, ngành liên quan để có giải pháp quản lý chặt chẽ việc phát triển thủy điện.
Bạch Hiền (t/h)