Đó là một trong những nội dung mới của Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 100/2016/NĐ-CP Bộ Tài chính trình Chính phủ về việc xác định thuế GTGT đối với sản phẩm xuất khẩu được chế biế từ tài nguyên khoáng sản.
Theo Bộ Tài chính, sản phẩm xuất khẩu không trực tiếp chế biến từ tài nguyên, khoáng sản thì không phải tính “tỷ lệ chi phí tài nguyên, khoáng sản, năng lượng” và được áp thuế suất thuế GTGT 0%.
Cũng theo Bộ Tài chính, hiện nay, có một số ý kiến cho rằng, sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản là những sản phẩm được chế biến từu nguyên liệu có nguồn góc từ tài nguyên, khoáng sản. Như vậy, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu đều được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc từ tài nguyên, khoáng sản và doanh nghiệp phải tính tỷ lệ giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm đối với các mặt hàng xuất khẩu.
Ví dụ: Đối với sản phẩm dây cáp điện: Nguyên liệu để sản xuất dây cáp gồm có: Đồng thỏi và vỏ nhựa. Đồng thỏi: Được sản xuất từ quặng đồng (là tài nguyên, khoáng sản); Vỏ nhựa: Được sản xuất từ dầu mở (là tài nguyên, khoáng sản). Đối với sản phẩm vòi hoa sen xuất khẩu: Nguyên liệu sản xuất là thép. Thép được sản xuất từ quặng sắt… (có nguồn gốc là tài nguyên, khoáng sản). Do vậy, vòi hoa sen xuất khẩu cũng thuộc đối tượng tính giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng.
Trên thực tế, cơ quan thuế đã không thực hiện áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% và thực hiện thu thuế xuất khẩu 5% đối với các sản phẩm: xi măng xuất khẩu, mặt hàng tôn xuất khẩu, phụ tùng ô tô xuất khẩu,… Mặc dù đây là những sản phẩm được chế biến sâu và cần được khuyến khích xuất khẩu theo chủ trương của Đảng nhà nước.
Do đó, để tránh cách hiểu khác và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ quy định chi tiết một số trường hợp không thuộc đối tượng áp dụng đối tượng không chịu thuế GTGT và được áp dụng thuế GTGT 0% khi xuất khẩu, cụ thể:
- Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh trực tiếp khai thác và chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 12 Luật số 13/2008/QH12.
- Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh mua về chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểmc, khoản 2, Điều 12 Luật số 13/2008/QH12.
- Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là tài nguyên, khoáng sản (tài nguyên, khoáng sản đã chế biến thành sản phẩm khác) do cơ sở kinh doanh mua về chế biến thành sản phẩm xuất khẩu thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 12 Luật số 13/2008/QH12.
Trước đó, sau khi Luật số 106/2016/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm ngoái, nhiều Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu sản phẩm được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản…và một số doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm không trực tiếp sản xuất từ tài nguyên, khoáng sản như: xi măng, thép… có văn bản để nghị hướng dẫn làm rõ sản phẩm nào xuất khẩu thuộc đối tượng tính giá trị tài nguyên, khoáng sản, chi phí năng lượng để áp dụng chính sách thuế GTGT đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế và tránh bị truy thu hay xử phạt khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm t