Đáng lưu ý, cơ cấu tổ chức mới của bộ Tài nguyên và Môi trường xóa bỏ 4/5 tổng cục gồm Tổng cục Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục Quản lý Đất đai, Tổng cục Biển và Hải đảo, chỉ giữ lại một tổng cục là Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
Cùng với việc xóa bỏ cấp tổng cục, nhiều đơn vị cấp cục/vụ mới được thành lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể Tổng cục Môi trường được tách ra, thành lập 3 đơn vị gồm vụ Môi trường, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Tổng cục Đất đai được chia tách thành 3 đơn vị gồm Vụ Đất đai, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản được chia tách thành hai đơn vị gồm Cục Địa chất Việt Nam, Cục Khoáng sản Việt Nam.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được thay bằng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
Như vậy, với cơ cấu tổ chức mới, cộ Tài nguyên và Môi trường có 27 đơn vị trực thuộc, trong đó có 22 tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, 5 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/11/2022.
Trước đó và tháng 12/2021, bộ Tài nguyên và Môi trường đã có tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ này.
Qua hơn 4 năm triển khai thi hành Nghị định số 36/2017/NĐ-CP và thực tiễn quản lý cho thấy nhiệm vụ, quyền hạn của bộ Tài nguyên và Môi trường tại Nghị định là phù hợp với chức năng. Tuy nhiên, theo quy định tại một số Luật chuyên ngành thì vẫn còn có nhiều nội dung giao thoa, chồng chéo giữa nhiệm vụ, quyền hạn của bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ, ngành khác trong các lĩnh vực: quản lý đất đai, môi trường, tài nguyên nước, theo Lao động.
Linh Chi(T/h)