1. Bổ sung chất đạm
Chất đạm là chất đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân sau mổ; để nhanh lành vết mổ, điều quan trọng là bệnh nhân phải ăn uống đầy đủ chất đạm. Chúng có tác dụng giúp người bệnh phục hồi và cải thiện sức khỏe sau phẫu thuật. Đồng thời, các axit amin từ chất đạm có liên quan trực tiếp tới quá trình cơ thể chữa lành vết thương và tái tạo mô. Trường hợp bệnh nhân đang gặp khó khăn trong việc ăn uống, phải xem xét bổ sung chất đạm bằng truyền đạm, uống thuốc đạm dạng viên.
Nên bổ sung đạm thực vật từ các loại tảo, rau xanh đậm, các loại hạt dinh dưỡng, đậu đỗ giúp người bệnh dễ hấp thu. Các sản phẩm từ sữa có nguồn protein tốt nhưng lại dễ gây táo bón nên chỉ cho bệnh nhân sử dụng ở mức vừa phải.
2. Bổ sung vitamin và khoáng chất
Các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, rất cần thiết để giúp lành vết mổ. Thực phẩm chứa chất xơ như cam, bưởi, cà rốt, khoai lang, rau xanh… đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bệnh táo bón, một biến chứng thường gặp sau phẫu thuật, nhất là phẫu thuật ổ bụng. Cùng với đó Vitamin C là một chất chống ôxy hóa, giúp nhanh lành vết mổ và nâng cao sức đề kháng, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.
3. Uống bù nước
Sau khi mổ, cơ thể người bệnh thường mất khá nhiều nước. Do đó, cần bổ sung lại nước cho cơ thể, mỗi ngày bạn có thể cho bệnh nhân uống: Nước lọc, nước trái cây, sữa và canh súp hay món ăn có nước. Tốt nhất là nên uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Lưu ý, cần tránh những đồ uống chứa caffein như trà, vì những loại đồ uống này giúp lợi tiểu sẽ làm nước trong cơ thể sẽ mất đi ít nhiều.
3. Tránh thực phẩm lên men, chế biến sẵn
Những thực phẩm lên men như dưa, cà muối, thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, sa tế hay bia rượu, thuốc lá sẽ gây tác động lên vết thương hở. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật nên tránh các loại thức ăn gây ảnh hưởng đến vết mổ. Đồng thời, người bệnh cần hạn chế thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, đồ nướng bởi những loại thực phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ung thư.
Linh Chi(T/h)