+Aa-
    Zalo

    Bỏ sổ hộ khẩu, thủ tục sang tên "sổ đỏ" được thực hiện ra sao?

    (ĐS&PL) - Trước khi Sổ hộ khẩu giấy bị "xóa sổ", Bộ Công an đã hoàn thiện và gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

    Từ ngày 1/1/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ không còn giá trị nữa theo quy định của Luật Cư trú năm 2020. Các cơ quan chức năng đã thống nhất quản lý thông tin công dân bằng dữ liệu điện tử trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được tích hợp trên căn cước công dân gắn chíp.

    Vậy những thủ tục về đất đai cần đến Sổ hộ khẩu giấy như sang tên "sổ đỏ" sẽ được thực hiện ra sao?

    Theo quy định hiện hành, những thủ tục về đất đai cần Sổ hộ khẩu giấy gồm:

    Xác định việc sử dụng đất ổn định (điểm e, khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP); Xác nhận nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp;

    Đăng ký biến động đất đai khi phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng; Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT).

    bo so ho khau thu tuc sang ten so do duoc thuc hien ra sao
    Ảnh minh họa

    Trước khi Sổ hộ khẩu giấy bị "xóa sổ", Bộ Công an đã hoàn thiện và gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

    Theo đó, có 5 cách thức khai thác thông tin về cư trú khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy, đó là:

    - Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú; sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ Căn cước công dân có gắn chíp; sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân;

    - Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch công để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự;

    - Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự;

    - Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú;

    - Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

    Như vậy, khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy, người sử dụng đất có thể sử dụng một trong 5 cách trên để thực hiện các thủ tục về đất đai.

    Ngoài ra, khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy, Dự thảo Nghị định trên cũng đã sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Theo đó, thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, giấy xác nhận thông tin về cư trú, thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-so-ho-khau-thu-tuc-sang-ten-so-do-duoc-thuc-hien-ra-sao-a560681.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan