+Aa-
    Zalo

    Bỏ ngay những cách dùng smartphone kiểu này, kẻo hối không kịp

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đặt smartphone bên cạnh khi đi ngủ, trực tiếp tiếp xúc lên da, dùng sai tư thế... là những thói quen gây tai hại khôn lường cho sức khỏe mà nhiều người mắc phải.

    Đặt smartphone bên cạnh khi đi ngủ, trực tiếp tiếp xúc lên da, dùng sai tư thế... là những thói quen gây tai hại khôn lường cho sức khỏe mà nhiều người mắc phải.

    Đặt smartphone bên cạnh khi ngủ

    Smartphone là một thiết bị gửi và thu nhận sóng điện từ. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể phát ra sóng radio. Mặc dù chưa được khẳng định bởi các bằng chứng khoa học, nhiều nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để chứng tỏ rằng sóng điện từ từ điện thoại có thể ảnh hưởng đến não bộ người dùng.

    Bên cạnh đó, chuông điện thoại hoặc tin thông báo có thể khiến người dùng bị đánh thức bất cứ lúc nào, từ đó tác động đến chu kỳ giấc ngủ. Các chuyên gia cho rằng, người dùng nên đặt điện thoại cách xa giường, hoặc ít nhất, cũng nên chuyển máy sang chế độ Airplane (máy bay) khi đi ngủ.

    Tiếp xúc với ánh sáng xanh quá lâu

    Không ít người trước khi ngủ thì nằm xem điện thoại. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy ánh sáng xanh từ màn hình có thể chặn melatonin - một hormon điều tiết việc ngủ, thậm chí gây rối loạn và khó ngủ. Ngoài ra, ánh sáng xanh còn gây ra đau đầu và những vấn đề về thị giác. Do đó, người dùng cần hạn chế xem smartphone trước khi ngủ, khi sử dụng cần bật bộ lọc ánh sáng xanh.

    Để smartphone trực tiếp tiếp xúc lên da

    Có một vài nghiên cứu đã chỉ ra được sự liên quan giữa điện thoại và bệnh ung thư, đặc biệt là khi tần số dao động trong khoảng 900 MHz, tần số khiến điện thoại phát sinh tình trạng quá nhiệt.

    Da của con người có thể hấp thụ nhiệt độ khá dễ dàng. Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy những tác động tiêu cực của bức xạ tần số radio trên cơ thể con người, song thực tế thì tỉ lệ hấp thụ nhiệt lượng từ smarthphone qua da sẽ giảm đáng kể khi bạn không để máy trực tiếp tiếp xúc với da của mình.

    Các chuyên gia cho rằng, tốt nhất người dùng nên sử dụng tai nghe để nghe gọi, nhờ vậy hạn chế để da tiếp xúc với máy tối đa có thể.

    Dùng smartphone sai tư thế

    Việc phải cúi xuống quá lâu khi dùng smartphone có thể khiến đốt sống cổ bị tác động. Theo các chuyên gia, việc cúi càng thấp, đốt sống cổ càng bị áp lực lớn, thậm chí lớn gấp năm lần so với trọng lượng vốn có của đầu. Theo thời gian, cổ và cột sống có thể bị dị tật.

    Cách đúng nhất là dùng điện thoại để ngang tầm mắt, cho xương cổ thẳng nhất có thể.

    Minh Khôi (Theo Brightside)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-ngay-nhung-cach-dung-smartphone-kieu-nay-keo-hoi-khong-kip-a326054.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan