+Aa-
    Zalo

    Bộ GTVT đề xuất một số tiêu chuẩn đối với xe ô tô đưa đón học sinh

    (ĐS&PL) - Một trong những vấn đề mới được nêu lên trong Dự thảo Luật Đường bộ được nhiều người quan tâm có thể kể đến quy định về “Hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô”, sau khi nhiều vụ việc không may xảy ra liên quan đến hoạt động đưa đón học sinh.

    Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có gửi dự thảo Luật Đường bộ để xin ý kiến các bộ ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan.

    So với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, dự thảo Luật có nhiều điểm mới như: “Xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông phải được kiểm tra định kỳ về phát thải khí thải theo lộ trình thực hiện và mức tiêu chuẩn khí thải do Thủ tướng Chính phủ quy định”; hay "Gầm cầu cạn được tạm thời sử dụng để trông, giữ phương tiện giao thông đường bộ, trừ phương tiện chở nhiên liệu, chất dễ gây cháy, nổ, hóa chất ăn mòn kim loại, chất nguy hiểm khác và phương tiện quá niên hạn sử dụng"...

    Ngoài ra quy định về “Hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô” được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các phụ huynh có có nhỏ đi học đang sử dụng xe đưa đón của nhà trường, hoạt động này cũng đang dần phổ biến tại các trường học.

    Cụ thể, theo Dự thảo, những lưu ý về hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô được quy định tại Điều 78.

    VienNamnet đưa tin, theo dự thảo Luật, hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô là hoạt động sử dụng xe ô tô để đưa đón học sinh đi lại giữa nơi ở và nơi học tập hoặc tham gia các hoạt động khác. Hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô có thể do cơ sở giáo dục đào tạo tự tổ chức hoặc do đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện.

    bo gtvt de xuat mot so tieu chuan doi voi xe o to dua don hoc sinh
    Phương tiện đưa đón học sinh sẽ có thể phải đảm bảo nhiều điều kiện mới được hoạt động. Ảnh minh họa

    Trường hợp cơ sở giáo dục, đào tạo tự tổ chức hoạt động đưa đón học sinh phải đáp ứng quy định về quản lý hoạt động vận tải nội bộ.

    Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện đưa đón học sinh bằng xe ô tô phải đáp ứng quy định về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

    Cụ thể, ô tô đưa đón học sinh phải đảm bảo nhiều quy định:

    Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định, có niên hạn sử dụng không quá 15 năm, có thiết bị đèn cảnh báo hoặc đăng ký màu sơn để nhận diện.

    Xe ô tô sử dụng để đưa đón học sinh tiểu học hoặc mầm non phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc phải sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi học sinh, kính xe đảm bảo có thể quan sát rõ phía trong xe từ bên ngoài.

    Dự thảo Luật cũng quy định lái xe ô tô đưa đón học sinh phải có 2 năm kinh nghiệm lái xe kinh doanh vận tải hành khách.

    Trước khi tổ chức thực hiện, cơ sở giáo dục đào tạo tổ chức hoạt động đưa đón học sinh phải thông báo đến cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc UBND cấp tỉnh gồm: Hành trình đưa đón, các điểm dừng đón, trả học sinh; danh sách phương tiện, danh sách lái xe kèm theo; hình ảnh của phương tiện và màu sơn đặc trưng (nếu có). Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin tại khoản này, cơ sở giáo dục thực hiện thông báo bổ sung.

    Khi đưa đón học sinh tiểu học và mầm non phải bố trí tối thiểu 1 người quản lý trên mỗi xe ô tô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và đảm bảo an toàn cho học sinh trong suốt chuyến đi. Trường hợp sử dụng xe ô tô có sức chứa trên 24 chỗ để đưa đón học sinh mầm non, phải bố trí tối thiểu 2 người quản lý trên mỗi xe ô tô.

    Cơ sở giáo dục, đào tạo phải xây dựng, tập huấn cho cho lái xe và người quản lý học sinh nắm vững và thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn khi đưa đón học sinh.

    Cơ sở giáo dục, đào tạo khi tổ chức hoạt động đưa, đón học sinh chịu trách nhiệm về việc đón, trả học sinh của đơn vị mình đảm bảo an toàn giao thông.

    Ngoài ra, dự thảo Luật cũng có quy định về việc ưu tiên xe đưa đón học sinh, theo đó phương tiện này được quyền ưu tiên trong tổ chức, phân luồng, điều tiết giao thông, bố trí nơi dừng, đỗ tại khu vực trường học và tại các điểm trên lộ trình đưa đón học sinh.

    Trước đó, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Sở giao thông vận tải về tăng cường đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải bằng ô tô, trong đó có hoạt động đưa đón học sinh khi nhiều vụ tai nạn xe đưa đón học sinh tại một số địa phương gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Việc quy định rõ về vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô trong Dự thảo Luật nhằm quy định rõ ràng để tránh những tồn tại làm mất an toàn trong hoạt động này như hiện nay, theo báo Văn hóa.

    Bảo An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-gtvt-de-xuat-mot-so-tieu-chuan-doi-voi-xe-o-to-dua-don-hoc-sinh-a583873.html
    Những điểm quan trọng trong dự thảo Luật Căn cước

    Những điểm quan trọng trong dự thảo Luật Căn cước

    Dự thảo Luật Căn cước sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú...

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Những điểm quan trọng trong dự thảo Luật Căn cước

    Những điểm quan trọng trong dự thảo Luật Căn cước

    Dự thảo Luật Căn cước sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú...