+Aa-
    Zalo

    Bỏ ghi hệ đào tạo “chính quy” hay “tại chức” trên bằng đại học từ 1/3/2020

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từ 1/3/2020, hình thức đào tạo là nội dung được ghi trên phụ lục văn bằng chứ không còn được ghi trên văn bằng giáo dục đại học như trước đây.

    Từ 1/3/2020, hình thức đào tạo là nội dung được ghi trên phụ lục văn bằng chứ không còn được ghi trên văn bằng giáo dục đại học như trước đây.

    Từ 1/3/2020, hình thức đào tạo là nội dung được ghi trên phụ lục văn bằng chứ không còn được ghi trên văn bằng giáo dục đại học. Ảnh minh hoạ.

    Từ ngày 1/3, Thông tư 27/2019 của bộ GD&ĐT quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học sẽ có hiệu lực.

    Điểm thay đổi đáng chú ý của Thông tư này là quy định không ghi thông tin về hình thức đào tạo như chính quy hay tại chức, vừa làm vừa học như trong nội dung chính của văn bằng như quy định cũ.

    Nội dung này sẽ được ghi trên phụ lục và kèm theo đó là các nội dung khác về chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo khung trình độ quốc gia Việt Nam.

    Như vậy, từ đầu tháng 3, trên văn bằng sẽ chỉ còn các nội dung: Tiêu đề, tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo, ngành đào tạo, tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng, họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng, hạng tốt nghiệp (nếu có), số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng.

    Còn phụ lục văn bằng sẽ được ghi 4 nội dung chính gồm: Thông tin về người được cấp văn bằng (họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh); thông tin về văn bằng (tên cơ sở giáo dục đại học cấp bằng, chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo khung trình độ quốc gia Việt Nam, hình thức đào tạo).

    Thông tin về nội dung, kết quả học tập (tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học, điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy, điểm trung bình, tên và kết quả luận văn, luận án, điểm xếp hạng tốt nghiệp.

    Trường hợp văn bằng được cấp khi các tín chỉ tích lũy ở những cơ sở đào tạo khác nhau, cần ghi rõ tên môn học, số tín chỉ của từng môn học được công nhận để xét tốt nghiệp và tên cơ sở đào tạo); thông tin kết nối với văn bằng (mã số sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; số hiệu văn bằng).

    Chia sẻ trên báo Hải Quan, ông Lê Viết Khuyến nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (bộ GD&ĐT) cho biết, việc bộ GD&ĐT cấp một loại văn bằng thống nhất, không phân biệt hình thức đào tạo là xu hướng đúng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

    Trên thực tế, không phải người nào cũng có điều kiện theo học đào tạo chính quy. Tùy từng hoàn cảnh, họ có thể chọn các hình thức đào tạo khác nhau, thời gian đào tạo khác nhau, quy mô khác nhau… miễn là đều hướng tới mục tiêu nâng cao trình độ. “Chúng ta không nên có sự kỳ thị, so sánh hay xếp hạng cao thấp, trên dưới đối với các loại hình đào tạo. Trên thế giới, nhiều quốc gia từ lâu cũng không phân biệt loại hình đào tạo trên văn bằng”, ông Khuyến nhấn mạnh.

    Tuy nhiên, ông Khuyến cũng cho rằng, để thuyết phục dư luận khi xóa bỏ việc ghi loại hình đào tạo trên văn bằng, phải san bằng được chất lượng giữa các hệ đào tạo. “Sinh viên dù học hệ nào cũng cần được đào tạo như nhau về trình độ, đánh giá xếp loại… Có thể tổ chức thi tuyển đầu vào chung để đảm bảo chất lượng, sau đó người học lựa chọn các hình thức học khác nhau tùy vào hoàn cảnh, nhu cầu. Các trường cũng phải công khai kết quả đào tạo giữa các hệ đào tạo để xã hội giám sát. Làm được như vậy thì xã hội mới tin tưởng vào chất lượng văn bằng”.

    Thanh Tùng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-ghi-he-dao-tao-chinh-quy-hay-tai-chuc-tren-bang-dai-hoc-tu-132020-a313596.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan