+Aa-
    Zalo

    Bộ GD-ĐT siết chặt quy chế đào tạo tiến sĩ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Bộ GD-ĐT đã bắt tay vào điều chỉnh quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành, siết chặt các quy định đảm bảo đầu vào và đầu ra cho quy trình đào tạo nhân tài....

    (ĐSPL) – Bộ GD-ĐT đã bắt tay vào điều chỉnh quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành, siết chặt các quy định đảm bảo đầu vào và đầu ra cho quy trình đào tạo nhân tài cho đất nước.

    Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, trong thời gian gần đây, dư luận đặt ra nhiều câu hỏi nghi ngờ xung quanh chất lượng đào tạo tiến sĩ. Sự việc này đã khiến Bộ GD-ĐT phải thẳng thắn nhìn nhận, rà soát lại các quy định về đào tạo tiến sĩ hiện hành, nhất là Dự thảo quy chế đào tạo tiến sĩ mới đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến dư luận.

    Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết, Bộ GD-ĐT đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ từ trước đó. Cụ thể, Bộ GD-ĐT đã bắt tay vào điều chỉnh quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành, đây được coi là hành lang quan trọng nhất trước khi triển khai trong thực tiễn.

    Bà Vũ Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học.(Ảnh: Bộ GD-ĐT)

    Cấu trúc của quy chế mới sẽ ngắn gọn hơn, đảm bảo nâng cao tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo nhưng với các yêu cầu cụ thể về ngoại ngữ, minh chứng về công bố khoa học cao hơn đối với ứng viên dự tuyển, nghiên cứu sinh, người hướng dẫn.

    Ngoài ra, quy chế cũng sẽ bổ sung những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của cơ sở đào tạo trong việc quản lý nghiên cứu sinh, trách nhiệm của Hội đồng chấm luận án, của người hướng dẫn và nghiên cứu sinh trong trường hợp có khiếu kiện về nội dung và chất lượng của luận án.

    Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cũng nhấn mạnh, khác với quy chế hiện hành quy định ngoại ngữ bắt buộc ở đầu ra, quy chế mới bắt buộc ngoại ngữ phải đạt chuẩn nhất định ngay từ đầu vào. Mặt khác quy chế mới cũng đòi hỏi nghiên cứu sinh phải chứng minh được năng lực ban đầu về nghiên cứu khoa học của mình thông qua những công trình đã công bố trong nước và quốc tế.

    Ngoài ra để đảm bảo đầu ra, quy chế cũng yêu cầu nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có phản biện hoặc công bố công trình trên các kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện trong quá trình làm nghiên cứu sinh tại cơ sở đào tạo và trước thời điểm luận án được thông qua ở đơn vị chuyên môn.

    Bà Vũ Thị Kim Phụng cho hay, quy chế mới quy định người hướng dẫn phải là người chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ trở lên, là tác giả hoặc đồng tác giả của các công trình công bố quốc tế thuộc lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh.

    Người hướng dẫn và hội đồng bảo vệ luận án cấp trường/viện phải có trách nhiệm cùng nghiên cứu sinh về nội dung luận án khi có khiếu kiện về vi phạm bản quyền tác giả (đạo văn).

    Đào tạo tiến sĩ là bậc đào tạo cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học, là đào tạo những nhà nghiên cứu, vì vậy phải chuẩn từ chất lượng đầu vào, đảm bảo cơ chế thải loại trong quá trình đào tạo và đạt chuẩn chất lượng chất lượng đầu ra, bà Phụng chia sẻ.

    Điều 38, Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “Giáo dục đại học bao gồm:

    1. Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành;

    2. Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành;

    3. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học;

    4. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ tương đương với trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở một số ngành chuyên môn đặc biệt.”

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    Nhân Văn

    Video đang được xem nhiều nhất:

    [mecloud]utnyiCQv49[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-gd-dt-siet-chat-quy-che-dao-tao-tien-si-a171173.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan