+Aa-
    Zalo

    Bộ GD-ĐT cân nhắc điều chỉnh lịch thi THPT quốc gia

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Hôm nay (12/8), Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và triển khai năm học mới 2015-2016...

    (ĐSPL)- Hôm nay (12/8), Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và triển khai năm học mới 2015-2016. Một vấn đề đáng quan tâm trong hội nghị đó là nghiên cứu điều chỉnh thời gian thi THPT quốc gia.

    Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 đã giảm nhiều áp lực thí sinh, đảm bảo thi gọn nhẹ, giảm tốn kém cho xã hội và người dân. Kì thi cũng phản ánh được trình độ của người học, làm căn cứ để xét tốt nghiệp THPT đồng thời cung cấp dữ liệu cho xét tuyển sinh ĐH-CĐ.

    Song vẫn còn đó một số vấn đề cần hoàn thiện hơn như hướng dẫn cho thí sinh đăng kí dự thi và nộp hồ sơ đăng ký dự thi theo đúng thời gian quy định, nhất là đối với các ngành học, các trường có sơ tuyển, điều chỉnh lịch thi THPT cho phù hợp.


    Rút kinh nghiệm từ kì thi THPT quốc gia năm 2015, thí sinh phải thi cử trong thời tiết nắng nóng. Vì vậy Bộ GD-ĐT cần điều chỉnh lịch thi cho phù hợp đển đảm bảo sức khỏe trong kì thi của thí sinh.

    Trước đó, ông Lê Thanh Hải – Phó tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, nếu tổ chức kỳ thi vào giữa tháng (từ 11 đến 20/7) hoặc cuối tháng (20 đến 30/7), tỷ lệ các đợt nắng nóng xuất hiện thấp hơn. Ông Hải nói: “Năm tới tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, có thể chọn thời điểm giữa hoặc cuối tháng 7. Vẫn có nắng nóng xảy ra vào giữa và cuối tháng 7 nhưng kinh nghiệm cho thấy, nắng nóng sẽ không quá gay gắt ở thời gian này”

    Tại Hội nghị ngày 12/8, Bô GD-ĐT sẽ đưa ra 8 phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2015-2016 để các đại biểu tập trung thảo luận, bàn luận. Cụ thể gồm đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo; Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập; Đổi mới đồng bộ hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông; Tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; Công tác xã hội hóa và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; Tiếp tục triển khai Đề án Ngoại ngữ 2020; Công tác phổ cập cho trẻ mầm non 5 tuổi và giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; Tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia.

    Một điểm đáng chú ý trong năm học 2015-2016 đó là tiếp tục triển khai có hiệu quả việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học. Theo đó, các cấp quản lý giáo dục tiếp tục tuyên truyền, giải thích cho giáo viên, cha mẹ học sinh và xã hội hiểu và nắm rõ bản chất, ý nghĩa mục tiêu, cách thức phối hợp các thành phần tham gia đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30.

    Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ các cơ sở giáo dục và đào tạo tập huấn về đánh giá học sinh tiểu học; chỉ đạo sơ kết đánh giá học sinh tiểu học để rút kinh nghiệm và điều chỉnh hoạt động đánh giá. Chỉ đạo các trường sư phạm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đổi mới đánh giá học sinh, phù hợp với chương trình giáo dục và sách giáo khoa mới.

    Nghiên cứu, sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật về công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, Điều lệ trường tiểu học, kiểm định chất lượng giáo dục, quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Thông tư số 30; Các cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới công tác quản lý, giảm nhẹ hồ sơ, sổ sách, sự vụ hành chính để giáo viên dành nhiều thời gian cho công tác chuyên môn, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên học sinh; tăng cường trải nghiệm cùng giáo viên, hỗ trợ, hướng dẫn, thực hiện, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, chia sẻ với giáo viên.

    Về kì thi THPT quốc gia sẽ tổ chức rút kinh nghiệm nghiêm túc từ Bộ đến các địa phương, các trường đại học về công tác chuẩn bị, tổ chức coi thi, chấm thi, công bố và sử dụng kết quả thi... để hoàn thiện các khâu của quá trình tổ chức thi; đồng thời, xem xét điều chỉnh thời gian tổ chức thi phù hợp từ năm 2016 và những năm tiếp theo.

    Tăng cường công tác truyền thông để xã hội hiểu rõ và ủng hộ chủ trương, cách thức tổ chức kỳ thi, lợi ích của việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015; chú trọng phổ biến, hướng dẫn cho thí sinh đăng kí dự thi và nộp hồ sơ đăng ký dự thi theo đúng thời gian quy định, nhất là đối với các ngành học, các trường có sơ tuyển.

    Ngoài ra, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ngay từ đầu cấp, chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, nhất là đối với học sinh lớp cuối cấp, học sinh vùng kinh tế xã hội khó khăn theo hướng phát triển năng lực học sinh là giải pháp tích cực để góp phần đổi mới thành công công tác thi theo tinh thần Nghị quyết 29.

    NINH LAN(tổng hợp)

    Video đang được quan tâm: 

    [mecloud]yfvghm6G85[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-gd-dt-can-nhac-dieu-chinh-lich-thi-thpt-quoc-gia-a105910.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.