+Aa-
    Zalo

    Bộ Công thương: “Mỗi người dân chỉ được mấy lạng vải thiều”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - “Nếu hoàn toàn không xuất khẩu mà chỉ sử dụng trong nước thôi thì thực ra mỗi người dân Việt Nam cũng chỉ được mấy lạng vải thiều”, Thứ trưởng Công thương Đỗ Thắng Hải

    “Nếu hoàn toàn không xuất khẩu mà chỉ sử dụng trong nước thôi thì thực ra mỗi người dân Việt Nam cũng chỉ được mấy lạng vải thiều”, Thứ trưởng Công thương Đỗ Thắng Hải kêu gọi người dân dùng vải thiều tại cuộc họp báo Chính phủ, tối 1/7.

    Bộ Công Thương: “Mỗi người dân chỉ được mấy lạng vải thiều”
    Tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa cho người dân là việc làm cấp bách nhất hiện nay.

    Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối 1/7, Người phát ngôn của Chính phủ – Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên bác bỏ thông tin vải thiều từ Trung Quốc đi ngược về phía Việt Nam.

    Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói: “Đến giờ này thông tin chúng tôi nghe được là vải thiều đi ngược về phía Việt Nam là không chính xác. Hôm qua VTV có phát tin này và khẳng định là vải thiều của Việt Nam đang được xuất qua Trung Quốc”.

    Bộ trưởng cho rằng, giải pháp cấp bách hiện nay là tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa mà người dân, doanh nghiệp sản xuất ra, nhất là nông sản.

    Tuy nhiên, cũng phải nói là hàng hóa của chúng ta cũng có những khó khăn. Ví dụ quả thanh long, hầu hết được xuất ra ngoài nước. Đây là mặt hàng không nước nào có thể cạnh tranh được, nhưng chưa có biện pháp bảo quản tốt khi xuất đi xa.

    Bộ trưởng nói thêm rằng, ông lấy ví dụ một mặt hàng như thế để cho thấy hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo, tính toán các giải pháp, kể cả trước mắt lẫn lâu dài. Đồng thời nói với người dân rằng: Khi sản xuất phải tính toán về chất lượng gắn với bảo quản, tiêu thụ. Cơ quan chức năng tìm thị trường tiêu thụ, tính toán phương thức chế biến như thế nào.

    Có mặt tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đề cập đến vấn đề đa đạng hóa các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu, ông cũng nhắc đến chuyện tiêu thụ quả vải thiều.

    Thứ trưởng cho hay, những năm trước, 60\%, có khi tới 70\% số lượng vải thiều xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Nhưng năm vừa qua, một mặt vẫn xuất sang thị trường này, mặt khác, vừa qua, Bộ Công thương phối hợp với Bộ NNPTNT và một số tỉnh, trong đó có: Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, TP.HCM và các tỉnh phía Nam, đưa vải thiều vào phía Nam.

    Thứ trưởng nói: “Điều rất đáng mừng là hiện nay chúng ta tiêu thụ trong nước đến 60\% - đấy là một minh chứng quan trọng cho việc chúng ta tích cực đẩy mạnh chủ trương người Việt dùng hàng Việt”.

    “Chúng tôi đã tính, với 90 triệu dân, nếu hoàn toàn không xuất khẩu mà chỉ sử dụng trong nước thôi thì thực ra mỗi người dân Việt Nam cũng chỉ được mấy lạng vải thiều”.

    Theo Thứ trưởng, trước kia, phía Bắc chỉ tập trung xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với giá thậm chí còn thấp hơn cả giá bán ở thị trường miền Nam, trong khi rất nhiều người dân các tỉnh thành phía Nam chưa được ăn vải thiều lần nào.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-cong-thuong-moi-nguoi-dan-chi-duoc-may-lang-vai-thieu-a39200.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ăn chực nằm chờ trên đất vải

    Ăn chực nằm chờ trên đất vải

    Hàng trăm người ngoại tỉnh từ Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương lên ăn chực nằm chờ ở đất vải Lục Ngạn (Bắc Giang). Họ là những người “di cư” lên đất vải thuê xưởng sấy vải khô.

    Kiếm bộn tiền nhờ “ăn theo” mùa vải

    Kiếm bộn tiền nhờ “ăn theo” mùa vải

    Sản xuất đá cây hết công suất; thùng gỗ, thùng xốp để đóng vải; hái vải thuê; đi cân vải thuê… Những dịch vụ “ăn theo” mùa thu hoạch vải khiến nhiều người dân ở Lục Ngạn kiếm cả trăm triệu trong mùa vải rộ.