+Aa-
    Zalo

    Bình Định bán đấu giá 8 ô tô bị tịch thu để sung công quỹ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - 8 ô tô được đưa ra bán đấu giá để sung công quỹ thuộc số tài sản bị tịch thu do vi phạm hành chính.

    (ĐSPL) - 8 ô tô được đưa ra bán đấu giá để sung công quỹ thuộc số tài sản bị Cục cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (C74, Bộ Công an) và Công an tỉnh Bình Định phát hiện, tịch thu do vi phạm hành chính.

    Theo nguồn tin trên tức trên báo Vietnamnet, ông Phan Cao Thắng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá 8 xe ô tô thuộc số tài sản bị tịch thu do vi phạm hành chính. 

    Giá khởi điểm cao nhất (mỗi tài sản có giá hơn 1 tỷ đồng) được địa phương này duyệt là ô tô nhãn hiệu Lexus loại GX470-V8 với mức giá 1,4 tỷ đồng và ô tô nhãn hiệu Toyota Camry, loại xe Hybrid (Synergy drive) với mức giá khởi điểm hơn 1 tỷ đồng.

    Ô tô nhập lậu gắn biển số giả lưu hành ở Bình Định bị phát hiện tịch thu. Ảnh: Tri thức trực tuyến.

    Trong số các ô tô còn lại, giá thấp nhất là xe nhãn hiệu Emgrand EU7 (Trung Quốc sản xuất) với giá 95 triệu đồng. Xe nhãn hiệu Toyota, loại Tocoma, năm sản xuất 1998 (xuất xứ Mỹ) có giá khởi điểm thấp nhất là 153 triệu đồng; số ô tô còn lại với nhãn hiệu Toyota Camry, loại XLE hay Toyota Camry, loại LE có giá khởi điểm từ 600 đến 960 triệu đồng mỗi xe.

    Báo Tri thức trực tuyến cho biết, phần lớn ô tô bán đấu giá là xe nhập lậu từ nước ngoài đưa về tiêu thụ, lưu hành trái phép trên địa bàn tỉnh Bình Định, đã bị Cục cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (C74, Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Bình Định phát hiện, bắt giữ liên tục trong những tháng đầu năm 2016.

    Theo lãnh đạo cảnh sát giao thông TP Quy Nhơn, những chiếc xe nhập lậu bị phát hiện khi lưu hành trái phép trên đường phố, bãi rửa xe hay đang đậu ở khu chung cư, nhà hàng nổi tiếng ở phố biển Quy Nhơn.

    Số xe ô tô này được dùng ở Việt Nam khoảng một năm, lấy biển số 51, 52 của TP HCM và 29 của Hà Nội, sau đó làm giấy tờ giả rồi đưa về TP Quy Nhơn tiêu thụ. 

    UBND tỉnh Bình Định đã giao Công an tỉnh tổ chức bán đấu giá công khai số tài sản này theo quy định; đồng thời lưu ý số tiền thu được sau khi tổ chức bán đấu giá (sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan) phải sung quỹ, nộp vào ngân sách nhà nước.    

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:

    +) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;

    +) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản;

    +) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;

    +) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;

    +) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc các trường hợp trên thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.

    +) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

    BẢO KHÁNH(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]mumWn5Yg3Z[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/binh-dinh-ban-dau-gia-8-o-to-bi-tich-thu-de-sung-cong-quy-a168991.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.