+Aa-
    Zalo

    Biến động điểm chuẩn của Đại học Luật TP.HCM trong 5 năm qua

    (ĐS&PL) - Trong 5 năm qua, điểm chuẩn của Trường Đại học Luật TP.HCM đã có những thay đổi đáng chú ý, phản ánh những điều chỉnh trong chính sách tuyển sinh của trường.

    Để đưa ra quyết định chọn ngành nghề phù hợp, phụ huynh và thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn của trường Trường Đại học Luật TP.HCM trong 5 năm gần đây.        

    Điểm chuẩn Đại học Luật TP.HCM trong 5 năm qua. Ảnh: VTC News

    Điểm chuẩn Đại học Luật TP.HCM trong 5 năm qua. Ảnh: VTC News

    Theo VnExpress, năm nay, trường Đại học Luật TP.HCM lấy điểm sàn 20-24, cao nhất là ngành Luật học ở tổ hợp khối C00. Cụ thể, ngành Quản trị - Luật nhận hồ sơ xét tuyển từ 21 điểm trở lên. Cao hơn là ngành Luật thương mại quốc tế lấy 23 điểm.

    Riêng ngành Luật có hai mức sàn là 20 dành cho khối A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) và 24 cho khối C00 (Văn, Sử, Địa). Ngành Ngôn ngữ Anh và Quản trị kinh doanh lấy điểm sàn 20 ở tất cả tổ hợp xét tuyển.

    Báo điện tử VTC News đưa tin, năm 2024, Trường Đại học Luật TP.HCM tuyển 2.100 chỉ tiêu. Trong đó, ngành Luật có 1.430 chỉ tiêu, cao nhất trong 5 ngành tuyển sinh. Trường giữ nguyên hai phương thức xét tuyển, gồm tuyển thẳng và xét tuyển sớm theo đề án riêng (45% chỉ tiêu); xét tuyển dựa theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 (55%).

    Tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển sớm theo đề án tuyển sinh của trường, chiếm 45% tổng chỉ tiêu, cho 3 đối tượng. Đối tượng 1 (tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển), thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Thời gian đoạt giải không quá 3 năm theo quy định của Bộ và đã tốt nghiệp THPT.

    Đối tượng 2 (xét tuyển sớm), thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật. Những chứng chỉ này nếu có quy định về thời hạn thì phải còn giá trị đến ngày 30/6/2024.Thí sinh cần chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5, TOEFL iBT từ 65 điểm trở lên, chứng chỉ tiếng Pháp DELF trình độ B1 hoặc đạt 300 điểm trở lên mỗi kỹ năng ở bài kiểm tra trình độ tiếng Pháp (TCF).

    Với tiếng Nhật, thí sinh cần có chứng chỉ JLPT tối thiểu là N3. Đồng thời, tổng điểm trung bình cộng 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ I năm lớp 12) của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển từ 22,5 trở lên.

    Đối tượng 3 (xét tuyển sớm), thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu và các trường THPT có điểm trung bình trong kỳ thi tốt nghiệp THPT cao nhất theo danh sách các trường THPT, thuộc diện được ưu tiên xét tuyển sớm năm 2024 của Đại học Quốc gia TP.HCM.

    Trong trường hợp tuyển sinh theo phương thức 1 chưa hết chỉ tiêu (hoặc tuyển dư chỉ tiêu, tối đa không quá 5%) thì số chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển sang phương thức 2. Học phí trường Đại học Luật TP.HCM từ 31,2 - 165 triệu đồng, tùy ngành và chương trình đào tạo. Mức điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT của trường từ 22,91 đến 27,11, cao nhất là ngành Luật ở tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa).

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bien-ong-iem-chuan-cua-ai-hoc-luat-tp-hcm-trong-5-nam-qua-a449830.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan