+Aa-
    Zalo

    Biển đảo vào đề thi môn Địa lý, thí sinh nói "làm dễ dàng"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nằm ngay trong ý đầu của câu 1 đề thi Địa lý khối C, vấn đề chủ quyền biển đảo tiếp tục trở thành một đề tài nóng trong kỳ thi tuyển sinh năm nay.

    (ĐSPL) - Nằm ngay trong ý đầu của câu 1 đề thi Địa lý khối C, vấn đề chủ quyền biển đảo tiếp tục trở thành một đề tài nóng trong kỳ thi tuyển sinh năm nay.

    Đợt 2 kỳ thi Đại học 2014: Biển Đông lại đi vào đề thi Địa Lý
    Nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng thi tự tin với bài làm môn Địa lý liên quan đến tình hình biển đảo.

    Cấu trúc đề Địa lý năm nay bao gồm ba câu hỏi phần tự luận, chiếm 7 điểm và một câu hỏi phần vẽ biểu đồ chiếm 3 điếm.

    Câu hỏi về chủ quyền biển đảo có nội dung như sau: “Trình bày vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa thế nào về an ninh quốc phòng?”

    Trong buổi thi ĐH đầu tiên của đợt 2 này, tại điểm thi trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, rất nhiều thí sinh hoàn thành bài thi và ra khỏi phòng từ sớm.

    Chia sẻ với phóng viên, thí sinh La Thị Trình (THPT Phùng Khắc Khoan – Hà Nội) nói: “Đề thi năm nay sát với kiến thức cơ bản đã được ôn, không có phần nào bất ngờ cả, nhưng với em thấy vẫn hơi khó vì phải học thuộc nhiều chứ không vận dụng kiến thức thực tiễn như đã mong đợi, chỉ có phần về Biển Đông là đã đoán được từ trước nên làm dễ dàng thôi”.

    Thí sinh Hà Trọng Tuấn (THPT Triệu Sơn 6 – Thanh Hóa) thì tự tin hơn: “Đề không đánh đố, bám sát chương trình cơ bản trong sách giáo khoa. Phần về chủ quyền biển đảo bọn em đã được nhắc nhở ôn tập rất kĩ, bản thân em cũng thấy hứng thú với chủ đề này bởi vì còn có thể trình bày ý kiến cá nhân vào bài làm, dù rất nhỏ thôi nhưng cũng thú vị lắm”.

    Dự đoán được khoảng 8 điểm môn Địa Lý, em Tuấn hi vọng mình sẽ làm bài tốt những môn thi tiếp theo để thực hiện được dự định thi vào ngành Báo chí của trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.

    Đối với phần thi biểu đồ, đa số thí sinh được hỏi đều khẳng định rằng phải vẽ biểu đồ đường, tuy nhiên cũng có thí sinh trình bày ý kiến khác. Thí sinh Đinh Thị Tâm (THPT Đông Hưng Hà – Thái Bình) lo lắng: “Ra khỏi phòng và trao đổi em mới thấy các bạn đều làm biểu đồ đường, nhưng em lại làm biểu đồ miền, chắc là sai rồi chị ạ, mất toi mấy điểm”.

    Đợt 2 kỳ thi Đại học 2014: Biển Đông lại đi vào đề thi Địa Lý
    Thí sinh Định Thị Tâm lo lắng vì làm phần biểu đồ không giống nhiều bạn khác.

    Chiều nay, các thí sinh sẽ bước vào thi môn Lịch sử với thời gian làm bài 180 phút.

    Clip thí sinh tự tin với bài làm môn Địa lý:

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bien-dao-vao-de-thi-mon-dia-ly-thi-sinh-noi-lam-de-dang-a40211.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan