+Aa-
    Zalo

    Biến chứng nguy hiểm của viêm họng cấp - Bố mẹ chớ coi thường

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bệnh viêm họng cấp chiếm tỷ lệ hàng đầu trong số lần khám tại các phòng khám nhi khoa. Bệnh rất hay gặp vào mùa lạnh, ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh đặc biệt nguy hiểm vớ

    Bệnh viêm họng cấp chiếm tỷ lệ hàng đầu trong số lần khám tại các phòng khám nhi khoa. Bệnh rất hay gặp vào mùa lạnh, ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ em vì nếu không được điều trị sớm, viêm họng cấp sẽ có nguy cơ biến chứng.

    Viêm họng cấp kéo dài có thể ảnh hưởng viêm tai, viêm vi cầu thận, viêm khớp

    Vì sao trẻ nhỏ hay bị viêm họng cấp

    Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amidal. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virus cúm, sởi…

    Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dẫn đến thấp tim, viêm khớp, viêm thận là những bệnh khá nguy hiểm.

    Ngoài các nguyên nhân kể trên, còn phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết (gió mùa đông bắc), lạnh quá, ẩm quá, bụi, khói thuốc, rượu, hóa chất…

    Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm họng cấp

    Khi có những triệu chứng của bệnh viêm họng cấp, các mẹ nên chú ý để tránh bệnh có những biến chứng nguy hiểm dưới đây:

    - Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng viêm tai, mũi, phế quản…

    - Ở trẻ em, khi bị viêm họng cấp, ngoài những biến chứng kể trên, nguy hiểm nhất là có thể gây bệnh thấp tim ở trẻ em. Liên cầu khuẩn gây viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.

    - Khi bị biến chứng viêm họng do liên cầu khuẩn, trẻ có các dấu hiệu sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân.

    - Biến chứng thấp tim cần được điều trị chu đáo, phải theo dõi điều trị hàng tháng bằng phương pháp tiêm chậm peniciline đến năm 21 hoặc 25 tuổi.

    Trẻ nhỏ thường sốt cao khi  bị viêm họng cấp

    Cách điều trị viêm họng cấp cho trẻ ngay tại nhà

    Khi trẻ có những biểu hiện ban đầu của viêm họng cấp, cha mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, hãy thực hiện những quy tắc điều trị sau:

    -         Cho trẻ nghỉ ngơi, quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân.

    -         Không ủ ấm trẻ quá mức cũng như nằm phòng điều hòa dưới 25°C .

    -         Súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng.

    -         Chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ, cung cấp cho trẻ những loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt. Trẻ vẫn còn đang trong thời gian bú sữa mẹ cần tăng cường số lần bú trong ngày.

    -         Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và nên tăng cường nhiều vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể.

    -         Bệnh nhân nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.

    -         Khi súc họng cần lưu ý: trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha rồi mới súc họng. Để súc họng, cần ngửa cổ ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, sau khi đẩy hơi hết, đầu trở lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 – 4 lần nữa với nước muối mới.

    -         Nếu trẻ sốt, cần bù lượng nước và chất điện dải bằng cách cho trẻ uống dung dịch Oresol với liều lượng như sau: bé dưới 2 tuổi dùng 50 ml/lần, 2-3 lần/ngày; bé 2-6 tuổi dùng 100 ml/lần, 2-3 lần/ngày; trẻ 6-12 tuổi dùng 150 ml/lần, 2-3 lần/ngày.

    -         Không nhỏ mũi cho trẻ bằng các thuốc co mạch kéo dài như Otrivin,… không để bé tự dùng tay móc mũi, dụi mũi.

    -         Lưu ý: đối với em bé dưới 12 tháng tuổi khi bị sốt lên tới trên 38°C thì cần đưa bé đi khám, trẻ sốt cao dễ dẫn tới co giật. Cần tuân thủ những hướng dẫn, yêu cầu của bác sĩ đặt ra, dùng thuốc đủ liều, không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng cấp cho bé.

    -          Quan trọng là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ dậy rất có tác dụng trong việc phòng, điều trị bệnh viêm họng

    -         Tăng sức đề kháng giảm viêm đường hô hấp, các mẹ có thể tham khảo một sản phẩm được xem là đột phá miễn dịch hô hấp từ công nghệ chuẩn hóa Châu Âu như Cốm NutriBaby plus.

    -         Với công thức tối ưu và sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược tự nhiên cùng dây chuyền công nghệ hiện đại NutriBaby plus hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, có tác dụng phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp hiệu quả. Cung cấp các kháng thể tự nhiên giúp trẻ chủ động phòng chống tác nhân gây bệnh coa hại.

    Cốm NutriBaby plus hỗ trợ phòng ngừa viêm nhiễm

    đường hô hấp hiệu quả

    Hy vọng với những thông tin hữu ích trên các mẹ có thêm thông tin chăm sóc trẻ bị viêm họng cấp. Tin rằng các mẹ không xem thường những biến chứng nguy hiểm viêm họng cấp ở trẻ. Từ đó tìm đực giải pháp phòng ngừa hiệu quả giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

    Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, có sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).

    Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:

    https://www.facebook.com/nutribaby.vn/

    https://www.facebook.com/nutribabyplus/

    P.Q

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bien-chung-nguy-hiem-cua-viem-hong-cap---bo-me-cho-coi-thuong-a237936.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan