+Aa-
    Zalo

    “Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa” là di tích cấp quốc gia

    • DSPL

    (ĐS&PL) - UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ đón nhận, công bố 2 di tích quốc gia là “Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây, đảo Nam Yết” và “Địa điểm lưu niệm tàu C235".

    Sáng 17/7, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ đón nhận và công bố hai di tích lịch sử quốc gia là “Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây, đảo Nam Yết” và “Địa điểm lưu niệm tàu C235" (Đường Hồ Chí Minh trên biển).

    Theo ông Trương Đăng Tuyến, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Khánh Hòa, ngày 22/8/1956, phái bộ quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đến thị sát và đặt bia chủ quyền trên các đảo chính của quần đảo Trường Sa. Đến nay, tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết vẫn còn bia chủ quyền quần đảo Trường Sa được xây dựng từ năm 1956 và đó cũng là 2 bia cũ nhất còn được bảo tồn ở quần đảo Trường Sa.

    Công bố “Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa” là di tích lịch sử cấp

    Bia chủ quyền tại quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa)

    Bia chủ quyền đảo Song Tử Tây thuộc xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa (Khánh Hòa), có vĩ độ 11025’55” bắc và kinh độ 114018’00’’ đông. Bia chủ quyền đảo Nam Yết thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa (Khánh Hòa), vĩ độ 10010’45’’ bắc và kinh độ 114022’00’’ đông.

    Các chữ trên thân bia được khắc lõm chìm vào trong, với nội dung: “Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22/8/1956 dưới sự hướng dẫn của Hải quân Việt Nam”. Ngày 29/4/1975, quần đảo Trường Sa được giải phóng, góp phần vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước.

    Căn cứ vào giá trị khoa học về nhiều mặt như: lịch sử, quân sự, hải quân, văn hóa… của quần đảo Trường Sa, tháng 11/2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đã xếp hạng di tích lịch sử “Bia chủ quyền đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết” là di tích cấp tỉnh.

    Đến ngày 13/6/2014, Bộ VH-TT&DL đã ra quyết định xếp hạng di tích “Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết” là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

    “Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa” là di tích lịch sử cấp quốc gi

    Bia chứng tích huyền thọai tàu không số C235

    Trong khi đó, Địa điểm lưu niệm tàu C235 (Đường Hồ Chí Minh trên biển) là nơi Lữ đoàn 125 cùng với chính quyền địa phương xây dựng Bia tưởng niệm 14 cán bộ, chiến sỹ tàu C235 đã hy sinh năm 1968 tại mũi Bà Nam, xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) khi vào chi viện cho cách mạng miền Nam. Hiện, bên phải bia tưởng niệm còn một số mảnh vỡ tàu C235 và hàng năm các ban ngành, chính quyền địa phương, Học viện Hải quân làm lễ tưởng niệm rất trang nghiêm, long trọng.

    Đến ngày 26/4/2014, Bộ VH-TT&DL xếp hạng “Địa điểm lưu niệm sự kiện Tàu C235 (đường Hồ Chí Minh trên biển)” là di tích lịch sử Quốc gia.

    Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, hai tấm bia chủ quyền được xây dựng trên đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết năm 1956 thực sự là những bằng chứng lịch sử quan trọng vì ở đó đã khắc ghi cụ thể việc quản lý liên tục, toàn diện của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Việc xếp hạng hai bia chủ quyền trên quần đảo Trường Sa thể hiện thái độ trân trọng và tinh thần quyết tâm đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

    “Quyết định xếp hạng và quyết tâm bảo vệ, phát huy giá trị những di tích này sẽ góp phần khơi dậy niềm tự hào, tinh thần yêu nước, truyền thống anh hùng của mỗi người dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh.

    “Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa” là di tích lịch sử cấp quốc gi

    Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh trao bằng Di tích lịch sử Quốc gia “Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây, đảo Nam Yết” và “Địa điểm lưu niệm tàu C235 (Đường Hồ Chí Minh trên biển).

    Cũng tại lễ đón nhận và công bố hai di tích nói trên, ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết, trên địa bàn hiện có 15 di tích Quốc gia, việc đón nhận thêm 2 di tích lịch sử được xếp hạng Quốc gia lần này đã khẳng định truyền thống yêu nước và cách mạng, lịch sử văn hóa, văn hiến của dân tộc; khẳng định nền độc lập - tự do, chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm.

    Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng tin tưởng rằng, Đảng bộ, chính quyền, đồng bào, chiến sỹ thị xã Ninh Hòa và huyện Trường Sa đẩy mạnh hơn nữa công tác gìn giữ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích.

    Link bài gốc Lấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bia-chu-quyen-quan-dao-truong-sa-la-di-tich-cap-quoc-gia-a41639.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chuyện về đảo đá quật cường, sừng sững giữa biển Đông

    Chuyện về đảo đá quật cường, sừng sững giữa biển Đông

    (ĐSPL) - Đảo đá Long Châu (thuộc TP. Hải Phòng) rộng vẻn vẹn chỉ 1 km2, xung quanh toàn đá tai mèo xám xịt nhọn hoắt, chơ vơ giữa bốn bề nước biển lạnh lẽo và thăm thẳm tịnh sâu. Trải dài qua 3 thế kỷ nắng cháy mưa tuôn, chịu đựng hàng ngàn tấn bom đạn của giặc thù điên cuồng bắn phá, đến nay, ngọn hải đăng cổ xưa và lớn nhất Việt Nam cơ bản vẫn còn nguyên vẹn, sừng sững đứng giữa đất trời, ngạo nghễ hướng ánh đèn về phía biển Đông dậy sóng...

    Bộ sưu tập bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa

    Bộ sưu tập bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa

    Bộ sưu tập bản đồ của anh Trần Thắng là một trong những tư liệu lịch sử - pháp lý có giá trị, góp phần vào việc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các tư liệu này đã được UBND huyện Hoàng Sa tổ chức triển lãm vào ngày 20/1/2013 để giới thiệu rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân tìm hiểu.rn