Theo quy định tại Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: "Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề."
Căn cứ vào quy định nêu trên, nếu người điều khiển phương tiện vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và bị dụng hình thức xử phạt, cụ thể là tước giấy phép lái xe có thời hạn thì trong khoảng thời hạn này sẽ không được điều khiển phương tiện ghi trong giấy phép lái xe.
Ngoài ra, theo Khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép lái xe. Cụ thể, nếu vẫn lái xe trong thời gian bị tước bằng lái sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
- Đối với xe môtô:
+ Phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có ung tích xi dưới 175 cm3 (Theo Điểm a Khoản 5 Điều 21).
+ Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng với người điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên (Theo Điểm b Khoản 7 Điều 21).
- Đối với xe ôtô: Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng (Theo Điểm b Khoản 8 Điều 21).
Hoàng Yên (T/h)