Đôi khi trong nhà bạn xuất hiện con rết trông hình thù gớm ghiếc. Vậy con vật này có nguy hiểm hay không?
Con vật này có nhiều chân, thân dẹt, dài, nhiều đốt, mỗi đốt có một đôi chân. Ðốt cuối cùng 2 chân biến thành như hai đuôi. Ðầu rết có hai râu dài, răng nhọn sắc, cắn đau và có chất độc.
Khị rết tấn công sẽ tiết chất độc qua hàm răng phía trước, làm đối tượng sưng tấy và rất đau nhức, kèm là nôn mửa và sốt ở những trường hợp nặng.
Theo đó, khi bị rết cắn, nếu vết cắn nhẹ, gây dị ứng da, bạn chỉ cần rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, sau đó bôi dầu gió. Bạn cũng có thể kết hợp chườm lạnh tại chỗ giúp giảm đau và giảm sưng.
Trong trường hợp bị rết lớn tấn công với lượng độc lớn, người bệnh có các biểu hiện như chóng mặt, ù tai, hay nôn và co giật, cần khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Không nên xoa bóp vùng xung quanh vết thương để tránh làm chất độc phát tán nhanh hơn.
Rết gây độc qua hệ thần kinh, tuy nhiên, bác sĩ Trung cho biết nọc độc của nó chỉ làm tê liệt hệ thần kinh đối với những loài côn trùng nhỏ, không đủ mạnh để gây chết người. Do đó, chúng ta không cần quá lo lắng.
Còn theo lương y Bùi Hồng Minh – Hội đông y Ba Đình, trong đông y, loại côn trùng này vị cay, tính ôn, có độc, vào kinh can. Đặc biệt, rết không chỉ là côn trùng tấn công người, nó còn có nhiều tác dụng trị bệnh. Có thể dùng theo cách ngâm rượu bôi ngoài da hoặc tán bột, ăn trực tiếp.
- Chữa trĩ ngoại: Bột rết 0,5g , bột long não 0,2 g, thêm 5 ml rượu trắng (25-30\%) để hòa tan long não và làm thành dạng dịch nhão với bột rết. Dùng hỗn dịch này bôi vào các múi trĩ.
- Trị động kinh, uốn ván, co giật hoặc trị đau dây thần kinh ở mặt: Bột rết, bột toàn yết (bọ cạp), chu sa (chế theo cách thủy phi), đồng lượng, trộn đều, uống với nước ấm, 3 lần/ngày, mỗi lần 0,5-1 g bột, uống sau bữa ăn một giờ, với nước ấm.
- Trị viêm cột sống: Dùng bột rết phối hợp với bột bọ cạp, đồng lượng. Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 g với nước ấm, sau ăn 1 giờ.
- Chữa viêm tinh hoàn: Bột rết và bột nhục quế, lượng bằng nhau, trộn đều. Uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 0,5-1g với nước ấm, sau bữa ăn một giờ.
- Chữa mụn nhọt, sưng đau: Dùng rượu ngâm rết chấm lên mụn nhọt, ngày nhiều lần. Mụn sẽ hết sưng đau và nhanh khỏi.
- Đối với mụn nhọt đã vỡ loét: Dùng bột rết và bột lá chè xanh đã sấy khô, tán bột mịn, đồng lượng, trộn đều. Trước khi rắc hỗn hợp bột này, dùng nước sắc cam thảo rửa sạch vết loét.
Làm gì khi bị rết cắn?
Bác sĩ Phan Xuân Trung, Trung tâm Y khoa Medic cho biết, rết là loài động vật thuộc lớp nhiều chân, thường sinh sống ở những nơi tối và ẩm như nền nhà, xó xỉnh, cống rãnh, đường ống nước, thậm chí trong quần áo. Rết đẻ trứng, sau đó nở thành con, lúc đầu có màu trắng, sau lột xác thành rết lớn màu nâu đỏ. Đây là loài côn trùng khá phổ biến ở nước ta, cả ở vùng nông thôn lẫn thành thị.Con rết khủng dài hơn 25 cm được một người dân Huế bắt được. Ảnh: Điền Quang. |
Con vật này có nhiều chân, thân dẹt, dài, nhiều đốt, mỗi đốt có một đôi chân. Ðốt cuối cùng 2 chân biến thành như hai đuôi. Ðầu rết có hai râu dài, răng nhọn sắc, cắn đau và có chất độc.
Khị rết tấn công sẽ tiết chất độc qua hàm răng phía trước, làm đối tượng sưng tấy và rất đau nhức, kèm là nôn mửa và sốt ở những trường hợp nặng.
Theo đó, khi bị rết cắn, nếu vết cắn nhẹ, gây dị ứng da, bạn chỉ cần rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, sau đó bôi dầu gió. Bạn cũng có thể kết hợp chườm lạnh tại chỗ giúp giảm đau và giảm sưng.
Trong trường hợp bị rết lớn tấn công với lượng độc lớn, người bệnh có các biểu hiện như chóng mặt, ù tai, hay nôn và co giật, cần khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Không nên xoa bóp vùng xung quanh vết thương để tránh làm chất độc phát tán nhanh hơn.
Rết gây độc qua hệ thần kinh, tuy nhiên, bác sĩ Trung cho biết nọc độc của nó chỉ làm tê liệt hệ thần kinh đối với những loài côn trùng nhỏ, không đủ mạnh để gây chết người. Do đó, chúng ta không cần quá lo lắng.
Còn theo lương y Bùi Hồng Minh – Hội đông y Ba Đình, trong đông y, loại côn trùng này vị cay, tính ôn, có độc, vào kinh can. Đặc biệt, rết không chỉ là côn trùng tấn công người, nó còn có nhiều tác dụng trị bệnh. Có thể dùng theo cách ngâm rượu bôi ngoài da hoặc tán bột, ăn trực tiếp.
Bài thuốc trị bệnh với rết
Vẫn theo lương y Bùi Hồng Minh, từ xa xưa, rết đã được dùng để chữa nhiều bệnh lý như sau:- Chữa trĩ ngoại: Bột rết 0,5g , bột long não 0,2 g, thêm 5 ml rượu trắng (25-30\%) để hòa tan long não và làm thành dạng dịch nhão với bột rết. Dùng hỗn dịch này bôi vào các múi trĩ.
- Trị động kinh, uốn ván, co giật hoặc trị đau dây thần kinh ở mặt: Bột rết, bột toàn yết (bọ cạp), chu sa (chế theo cách thủy phi), đồng lượng, trộn đều, uống với nước ấm, 3 lần/ngày, mỗi lần 0,5-1 g bột, uống sau bữa ăn một giờ, với nước ấm.
- Trị viêm cột sống: Dùng bột rết phối hợp với bột bọ cạp, đồng lượng. Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 g với nước ấm, sau ăn 1 giờ.
- Chữa viêm tinh hoàn: Bột rết và bột nhục quế, lượng bằng nhau, trộn đều. Uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 0,5-1g với nước ấm, sau bữa ăn một giờ.
- Chữa mụn nhọt, sưng đau: Dùng rượu ngâm rết chấm lên mụn nhọt, ngày nhiều lần. Mụn sẽ hết sưng đau và nhanh khỏi.
- Đối với mụn nhọt đã vỡ loét: Dùng bột rết và bột lá chè xanh đã sấy khô, tán bột mịn, đồng lượng, trộn đều. Trước khi rắc hỗn hợp bột này, dùng nước sắc cam thảo rửa sạch vết loét.
Xem thêm video:
[mecloud] BhqV4CpycA[/mecloud]
Theo Tri thức trực tuyến