+Aa-
    Zalo

    Bị rắn độc cắn, thanh niên dùng "nọc độc" của chính mình để chống trả

    (ĐS&PL) - Bị rắn cắn, người đàn ông tại Ấn Độ đã cắn trả lại con rắn 3 lần khiến nó tử vong tại chỗ vì anh tin rằng phải cắn lại rắn để trung hòa nọc độc.

    Ngày 2/7, tại bang Bihar, Ấn Độ, một vụ việc hi hữu đã xảy ra khi một công nhân đường sắt bị rắn cắn đã quyết định trả thù bằng cách cắn lại con rắn đến chết. Sự việc lạ lùng này diễn ra tại khu vực Rajouli ở Nawada.

    Anh Santosh Lohar, một công nhân làm việc tại một dự án đường sắt, khi đang ngủ tại chỗ làm, đã bị một con rắn độc cắn. Thay vì hoảng sợ và chạy trốn, Lohar đã túm lấy con rắn, cắn trả hai lần và giết chết nó, theo Newsweek.

    Khi được phỏng vấn về hành động khác thường này, Santosh giải thích rằng theo niềm tin của người làng anh, nếu bị rắn cắn, người ta phải cắn lại rắn hai lần để trung hòa nọc độc.

    Santosh Lohar đã cắn trả lại con rắn 3 lần khiến nó tử vong tại chỗ. Ảnh: India Today.

    Santosh Lohar đã cắn trả lại con rắn 3 lần khiến nó tử vong tại chỗ. Ảnh: India Today.

    Hiện nhà chức trách chưa xác nhận con rắn trong vụ tấn công thuộc loài nào. Sau sự việc, Lohar được đồng nghiệp chở tới bệnh viện. Anh ở lại viện qua đêm, phục hồi tốt sau khi tiêm thuốc kháng nọc độc và xuất viện vào ngày hôm sau.

    Tin tức về sự việc kỳ lạ này nhanh chóng lan truyền, thu hút một đám đông tới bệnh viện để gặp Santosh và nghe kể câu chuyện của anh. Một số người dân địa phương phỏng đoán rằng con rắn có thể không có nọc độc, nếu không, tính mạng của Santosh có thể đã gặp nguy hiểm.

    Sự việc này đã tạo ra một làn sóng chú ý và thảo luận rộng rãi trong cộng đồng, nhấn mạnh sự khác biệt trong quan niệm và niềm tin văn hóa giữa các vùng miền.

    Ấn Độ là quê hương của nhiều loài rắn đa dạng, bao gồm vài loài rắn kịch độc. Một số loài rắn nguy hiểm nhất trong nước bao gồm rắn hổ mang Ấn Độ, rắn cạp nia thường, rắn lục Russell và rắn lục hoa cân. Đôi khi 4 loài này còn được gọi là "Tứ đại rắn độc" do sở hữu nọc độc mạnh và tỷ lệ người bị thương do rắn cắn cao. Ngoài ra, Ấn Độ còn có rắn hổ mang chia và rắn cạp nong.

    Theo một nghiên cứu năm 2020, chỉ riêng rắn lục Russell chiếm 43% số ca rắn cắn ở Ấn Độ từ năm 2000 và 2019, tiếp theo là rắn cạp nia chiếm 18% và rắn hổ mang chiếm 12%. Công nhân nông nghiệp, người dân nông thôn và những người sống gần môi trường sống của rắn có nguy cơ bị rắn độc cắn cao hơn.

    Theo cùng nghiên cứu, có 1,2 triệu ca tử vong do rắn cắn từ năm 2000 đến năm 2019 (trung bình 58.000 ca/năm). Xấp xỉ 1,11 - 1,17 triệu trường hợp bị rắn cắn xảy ra hàng năm và 70% trúng nọc độc.

    Nọc độc của các loài rắn trên thường chưa độc tố thần kinh gây ra những triệu chứng như mắt mờ, sưng mí, khó thở, và độc tố gây rối loạn đông máu hemotoxin dẫn tới đau đớn, sưng phù, thâm tím và chảy máu. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh phần lớn ca tử vong và hậu quả nghiêm trọng do rắn độc cắn có thể tránh được nếu kịp thời tiêm chất kháng nọc độc hiệu quả.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bi-ran-oc-can-thanh-nien-dung-noc-oc-cua-chinh-minh-e-chong-tra-a443231.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan